Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuân về trên các xã đạt chuẩn nông thôn mới

PV - 18:36, 18/01/2019

Trong những ngày này, không khí Xuân đã ngập tràn mọi thôn, xóm, mọi ngả đường, từng ngôi nhà đã được “thay màu áo mới”. Người dân của 2 xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung và An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) hăng hái lao động sản xuất rau, quả phục vụ thị trường ngày Tết. Những dòng xe tấp nập vận chuyển hàng hóa ngược xuôi tạo nên không khí rộn ràng. Niềm vui như được nhân đôi bởi hôm nay, các xã khó khăn như An Thạnh Tây, An Hiệp đã vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới.

Tâm tình của người dân xã đảo

Cần mẫn bên rẫy rau xanh chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán, ông Đỗ Văn Nên, ấp An Phú A, xã An Thạnh Tây cho biết, đã mấy chục năm, bà con nông dân ở đây chỉ chuyên canh sản xuất cây mía, coi cây mía là chủ lực và là nguồn thu nhập chính của bà con. Tuy nhiên, đời sống của người dân luôn gặp khó khăn bởi giá mía không ổn định. Từ khi huyện có chủ trương chuyển đổi cây mía sang trồng các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản, đời sống của người dân bắt đầu khởi sắc. Ngoài chuyển đổi mía sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, nông dân còn trồng xen canh, chuyên canh các loại cây màu, nhờ đó tăng thêm thu nhập, đời sống ngày càng đi lên. Hiện nay, xã chúng tôi đã chính thức được công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Lãnh đạo huyện Châu Thành khen thưởng cho 10 đơn vị đã có thành tích đóng góp cho xã An Hiệp trong xây dựng NTM. Lãnh đạo huyện Châu Thành khen thưởng cho 10 đơn vị đã có thành tích đóng góp cho xã An Hiệp trong xây dựng NTM.

Đang chăm sóc mấy chậu hoa kiểng trước hiên nhà để chơi Tết, ông Lê Văn Thành, ấp An Phú A, bộc bạch: “Hôm đi dự lễ Công bố quyết định xã đạt chuẩn NTM mà thấy xúc động, bồi hồi. Gia đình tôi sẽ tiếp tục chăm sóc, phát triển vườn cây ăn trái để tăng thêm nguồn thu nhập, tích cực tham gia công tác xã hội, giữ gìn vệ sinh môi trường thôn xóm luôn sạch-đẹp. Những năm trước, ngay từ khi nghe xã tuyên truyền về xây dựng NTM, tôi rất tâm đắc, bởi ở xứ đảo, chỉ có NTM mới thay đổi được diện mạo làng quê. Tôi thích nhất là xã đã có nước sạch sử dụng, không phải nhọc công gánh nước hay dùng nước giếng khoan”.

Chủ tịch UBND xã An Thạnh Tây-Lê Thị Hồng Loan thông tin: “Kết quả của tiến trình xây dựng NTM, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 41 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 62 hộ (3,96%). Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt từ 90% trở lên. Để tăng cao thu nhập người dân, xã đã có chủ trương liên kết hộ sản xuất tập trung, thành lập HTX nông nghiệp. Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM, chính quyền và nhân dân tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt nhưng chưa cao; tiếp tục phát triển sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn; quan tâm phát triển kinh tế tập thể theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm; chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, để chương trình NTM thực sự mang lại lợi ích cho người dân”.

Khởi sắc xã đông đồng bào dân tộc thiểu số

Xã An Hiệp (Châu Thành) là xã khó khăn của tỉnh, gần 66% dân số là đồng bào Khmer. Để đạt chuẩn NTM, Đảng bộ và Nhân dân đã có nhiều cố gắng, dựa vào sức mạnh của Nhân dân, huy động các nguồn đóng góp, xã hội hóa để sớm hoàn thành các tiêu chí.

Chị Thạch Thị Kim Liên, ấp Giồng Chùa A phấn khởi cho biết, chị em trong phum sóc rất tích cực tham gia phong trào “Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” nên nhà nhà trồng hoa, dọn dẹp nhà cửa, xử lý rác thải xung quanh khu vực mình ở. Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ xã hỗ trợ cho chị em vay vốn để chăn nuôi phát triển sản xuất. “Hiện tại, gia đình mình đã có thu nhập ổn định, đời sống khá hơn trước nhiều, không còn hộ nghèo nữa. Ước mơ có đường giao thông để đi lại thuận tiện giờ đã có rồi. Từ xuất phát điểm là xã nghèo, xã An Hiệp đã vươn lên về đích NTM, đó là một sự nỗ lực vượt bậc”, chị Liên thông tin.

Mô hình trồng rau tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân. Mô hình trồng rau tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân.

Trong quá trình xây dựng NTM, Nhân dân đã đóng góp trên 20 tỷ đồng và hiến đất, vật tư xây dựng, ngày công lao động... nên các công trình giao thông nông thôn mới sớm hoàn thành theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Ông Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Bắt đầu xây dựng NTM từ năm 2010, lúc đó xã An Hiệp mới đạt 5/19 tiêu chí. Đến khi được công nhận xã NTM có 100% hộ dân có điện thắp sáng; 99,5% hộ dân có nước hợp vệ sinh sử dụng; 5/6 điểm trường đạt chuẩn quốc gia; an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tỷ lệ người có việc làm thường xuyên đạt trên 93,4%, thu nhập bình quân đạt trên 42,1 triệu đồng/người/năm, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 26,3% năm 2010 giảm còn 3,4% hiện nay.

Từ một địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống, điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi trong phát triển kinh tế; về cơ sở hạ tầng lại càng hạn chế. Thế nhưng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều đổi mới tích cực, đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện. Xuân năm nay càng rộn ràng, ấm áp bởi phần lớn các hộ đồng bào đã thoát nghèo, xã đã đạt chuẩn NTM.

Ngày 25/12, đồng bào DTTS xã An Hiệp, huyện Châu Thành tổ chức Lễ đón nhận Bằng xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngày 14/01, xã đảo An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung tổ chức Lễ công bố Quyết định xã đạt chuẩn nông thôn mới của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.

NHƯ TÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Ngày 22/05, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 3 giờ trước
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 3 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 4 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 7 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 7 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 8 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.