Tại tỉnh Điện Biên, tình hình dịch sởi đang có diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh tăng đột biến so với những năm trước. Từ cuối tháng 5/2018 đến nay, địa phương này đã ghi nhận hơn 800 trường hợp mắc sởi ở nhiều địa bàn trong tỉnh. Hiện, ngành Y tế tỉnh Điện Biên đang khẩn cấp triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này.
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn trong đó có khó khăn về công tác kế hoạch hóa gia đình. Với tỷ lệ sinh con thứ 3 cao nhất nhì trong cả nước, nhiều địa bàn có tỷ lệ sinh con thứ 3 lên tới trên 50% đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Những năm qua, triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại những vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên đã mang lại hiệu quả tích cực. Thông qua chính sách hỗ trợ đã “tiếp sức” cho nhiều hộ nghèo, đồng bào các dân tộc tại các huyện, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn có điều kiện vươn lên, thay đổi cuộc sống.
Điện Biên được xem là điểm nóng về tình trạng nghiện ma túy của cả nước với hơn 9.000 người nghiện có hồ sơ quản lý. Tuy nhiên, trong số hồ sơ quản lý được đó mới chỉ có gần 2.700 người nghiện được tiếp cận chương trình điều trị thay thế bằng Methadone...
Nhiều năm trở lại đây, người dân canh tác lúa trên cánh đồng Mường Thanh (tỉnh Điện Biên) tỏ ra lo lắng vì tình trạng lúa dại (lúa mọc dại không cùng chủng loại) “vô tư” mọc xen vào ruộng, cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng và ánh sáng với lúa thuần chủng. Loại lúa này không những khó diệt trừ, mà xuất hiện ngày càng nhiều, làm còn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và thương hiệu lúa gạo Mường Thanh.
Trên tinh thần “hợp tác cùng phát triển”, 5 hộ gia đình thuộc Hợp tác xã (HTX) Pha Đin, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã cùng nhau đóng góp tiền để thuê diện tích đồi bên đèo Pha Đin (cung đèo nối 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên) thời hạn 50 năm với mức giá 900 triệu đồng, để cải tạo thành Khu du lịch Pha Đin Pass. Sau hơn 1 năm đầu tư tâm huyết, đến nay, Khu du lịch Pha Đin Pass đã cho “trái ngọt” với hàng trăm lượt khách ghé thăm mỗi ngày.
Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, xuất phát điểm của các xã vùng sâu, vùng xa quá thấp thì việc chuyển hướng đầu tư cho các thôn, bản, ấp đạt các tiêu chí cơ bản của nông thôn mới (NTM) được xem là giải pháp khả thi. Từ những mô hình thí điểm hiệu quả, để nhân rộng thì việc xây dựng những tiêu chí phù hợp là rất cần thiết.
Mưa lũ kéo dài trong những ngày vừa qua, đã làm tỉnh Điện Biên bị thiệt hại rất nặng về nông nghiệp, đường giao thông, các công trình thủy lợi, công trình Nhà nước khác và nhà dân. Thống kê sơ bộ đến chiều (30/8) tổng thiệt hại đã lên đến số tiền khoảng 120 tỷ đồng.
Theo Báo cáo nhanh của các tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Long An, tính đến sáng 30/8, mưa lũ đã làm 1 người chết do đá lăn vào nhà là một bé 2 tuổi ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; 1 người bị lũ cuốn trôi mất tích (anh Vì Văn Sơn, sinh năm 1977) ở bản Cáp Na, xã Nà Bó, tỉnh Sơn La; 3 người bị thương (Hòa Bình 1 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người).
Ở độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển, đỉnh đèo Pha Đin, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) có khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp để cây táo mèo (sơn tra) phát triển. Vốn là cây có sức sống mạnh, ít cần chăm sóc, bón phân nhưng mỗi năm táo mèo đều ra hoa kết quả rất sai và trở thành cây xóa đói giảm nghèo của bà con người dân tộc Mông ở 2 xã Tỏa Tình và Tênh Phông.
Ngày 12/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Đề án 79). Theo đó, mục tiêu của Đề án sẽ bố trí, sắp xếp và ổn định đời sống cho 12.205 hộ với 68.318 nhân khẩu thuộc 171 bản, 14 nhóm dân hiện có. Đến năm 2020, toàn vùng Đề án có 13.434 hộ với trên 7,4 vạn người thuộc 219 bản được định canh, định cư và số hộ nghèo giảm từ trên 75% xuống còn 55%… Tuy nhiên, đến nay cuộc sống của các hộ dân tại một số bản tái định cư vẫn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có bản tái định cư còn thiếu đất sản xuất và thiếu hạ tầng cơ sở… ?
Nhiều năm trở lại đây, 63 hộ dân với gần 280 nhân khẩu người Khơ Mú, bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì tình trạng đá lở, sạt núi từ vách núi cao hàng chục mét phía sau bản. Tuy nhiên chính quyền địa phương hiện vẫn chưa thể lên phương án di dời.
Với tâm huyết bảo tồn văn hóa dân tộc, đặc biệt là tiếng nói, chữ viết, suốt 10 năm qua ông Lò Văn Thâng, dân tộc Thái, trú tại tổ 14, phường Nam Thanh, TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã dày công sưu tầm, biên soạn tài liệu dạy học chữ Thái cho người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đến nay, ông Thâng đã biên soạn thành công 3 cuốn sách Tài liệu dạy tiếng và chữ Thái, được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên sử dụng trong chương trình dạy học.
Dân tộc Cống là một trong những dân tộc thiểu số ít người của tỉnh Điện Biên, điều kiện kinh tế, cuộc sống trước đây còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Tuy nhiên từ năm 2013 trở lại đây, Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc Cống” được triển khai đã tạo những chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận đồng bào dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh.
Chiều 26/7, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018. Cùng đi với đoàn còn có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Hùng.
Điện Biên là một trong những địa bàn trọng điểm về tội phạm ma túy của vùng Tây Bắc với trên 70% các vụ án điều tra, khởi tố hàng năm đều là án ma túy. Con số này phần nào cho thấy mức độ quyết liệt, gian khổ của những cán bộ, chiến sĩ làm công tác phòng chống tội phạm ma túy ở địa phương này. Và trên mặt trận phòng chống tội phạm ma túy tại Điện Biên không thể không nhắc đến Đại tá Phạm Duy Cảnh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Ma túy, Công an tỉnh Điện Biên.
Được sự tài trợ của Liên minh châu Âu, CARE quốc tế (CARE là tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo và phát triển với sứ mệnh xóa đói giảm nghèo và bất công xã hội) triển khai “Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số”- hay còn gọi là Dự án I2I. Dự án thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị để nâng cao quyền tiếp cận thông tin của các dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là phụ nữ DTTS đang đi vào những chương trình cụ thể, thiết thực.
Dù chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của tỉnh Điện Biên đã vào cuộc rất quyết liệt, song tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn các xã phía Nam của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vẫn diễn biến phức tạp. Thực trạng này đã dẫn đến nhiều hệ lụy về thất thoát tài nguyên, hủy hoại môi trường, tăng nguy cơ sạt lở mùa mưa lũ và gây bất ổn về an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.
Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có Công văn số 2805/BVHTTDL-VHDT gửi UBND tỉnh Điện Biên về việc đăng cai Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019.
Dựa trên điều tra, đánh giá, phân vùng cảnh báo của Viện Khoa học địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tỉnh Điện Biên vừa công bố bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá với tỷ lệ 1:50.000 xác định rõ 6 địa bàn huyện, thị xã, thành phố và 59 xã trên địa bàn tỉnh có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao.