Con người ta dù có tầm thường đến mấy cũng có cái tôi cá nhân của riêng mình. Chính lòng tự ái là nguồn gốc của nhiều chuyện xảy ra đáng tiếc. Vậy nên chúng ta đừng chạm vào lòng tự ái của người khác.
Với mong muốn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, nhiều nghệ nhân người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang từng ngày nỗ lực truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Gùi là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của người Cơ-tu. Các loại dụng cụ như zoọng, tà léc, rê, chuy, cà vông (cà lông)… là những dụng cụ dùng để gùi (mang) nông , lâm, sản, quà biếu… rất độc đáo và gắn liền với truyền thống văn hóa, bao đời của đồng bào.
Tính đến thời điểm đầu tháng 6/2018, tỉnh Điện Biên vẫn còn 26 xã đạt dưới 5 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), chiếm hơn 20% số xã đạt dưới 5 tiêu chí trong cả nước. Hiện nay, tỉnh Điện Biên đang tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu đến hết năm 2018 sẽ không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Từ ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những nghệ nhân ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định như Vân Canh, Vĩnh Thạnh đã truyền đam mê văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ bằng cách kết hợp vừa biểu diễn và truyền dạy nhằm duy trì, phát triển đội ngũ kế cận.
Câu lạc bộ hát Then Hương rừng Hà Nội được thành lập ngày 01/8/2017 tại Quyết định số 61/QĐ-VHDT của Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam. Với mong muốn những người con các dân tộc Tày, Nùng dù xa quê hương vẫn gìn giữ được tiếng hát mang hồn cốt văn hóa dân tộc. Bằng tâm huyết của các thành viên, đến nay CLB hát Then Hương rừng đã chính thức trở thành một chủ thể văn hóa đại diện cho cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Thái tại Hà Nội.
Nhà Xuất bản (NXB) Trẻ mới đây đã thành lập tủ sách “Hà Nội trong mắt một người”. Tác giả đầu tiên được chọn giới thiệu cho tủ sách này chính là Nhà văn, Họa sĩ Đỗ Phấn-nghệ sĩ luôn chọn hình ảnh đất và người Hà Nội từ quá khứ đến hiện tại để đưa vào các tác phẩm hội họa cũng như những trang văn của mình.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 2493 về việc phê duyệt đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa (DSVH) truyền thống điển hình của các DTTS Việt Nam giai đoạn 2017-2020.
Chúng tôi về làng Chăm Bàu Trúc (Phước Dân, Ninh Phước) tìm gặp ông Sử Văn Ngọc, người đam mê nghiên cứu văn hóa dân gian của đồng bào Chăm và đồng bào Raglai khu vực Nam Trung bộ. Ông là người đã xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Say mê các loại nhạc cụ dân tộc M’nông từ nhỏ, những năm gần đây, dù tuổi đã cao nghệ nhân Y K’Rang (bon Pi Nao, thuộc thôn 5, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông) vẫn dành thời gian, tâm huyết của mình để trình diễn, phổ biến các loại kèn, sáo trong những buổi lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Không chỉ đam mê thổi kèn, sáo mà già Y K’Rang còn là một nghệ nhân có biệt tài thẩm âm, chỉnh sửa, chế tác các loại kèn, sáo từng bị mai một, thất truyền, góp phần lưu giữ, phổ biến loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Tháng chay Ramadan của đồng bào Chăm tỉnh An Giang ngày một phát huy những nét văn hoá có sẵn từ lâu đời thành những đợt trau dồi đạo đức cho từng cá nhân, cũng như để đồng bào thấy rõ hơn những chính sách và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa có văn bản đồng ý chọn A Lưới (Thừa Thiên-Huế) đăng cai tổ chức ngày hội văn hóa du lịch các dân tộc thiểu số quốc gia và quốc tế vào năm 2019.
Văn hóa truyền thống các dân tộc rất ít người đã và đang biến mất là một thực tế. Dù đã có nhiều giải pháp được các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương triển khai nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc ít người vẫn còn là bài toán nan giải.
Bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc rất ít người đang mai một hoặc bị biến dạng nghiêm trọng, dễ nhận thấy nhất là những giá trị văn hóa vật thể. Đó là cấu trúc làng bản, là nhà ở, là những công trình văn hóa gắn liền với đời sống của đồng bào….
Bộ sưu tập “Di sản vô giá” của Réhahn đã được giới thiệu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (cuối năm 2017).
Những năm gần đây, do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tình hình sản xuất của đồng bào Khmer vùng Tây Nam bộ kém hiệu quả.
Cùng với nguy cơ mất hẳn tiếng mẹ đẻ, những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người đang bị xói mòn. Trong khi đó, công tác bảo tồn, dù đã được triển khai, nhưng do “lệch pha” nên tình trạng mai một bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người đang trở nên báo động.
Tuần lễ văn hóa-du lịch Lý Sơn lần thứ I năm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 29/6-3/7 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch có ý nghĩa, nổi bật, hứa hẹn sẽ mang đến cảm xúc và ấn tượng cho nhân dân và du khách.
Trong 53 DTTS của nước ta, có những dân tộc rất ít người, như: Cờ Lao, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo… Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội nói chung thì nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc rất ít người gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cũng được triển khai. Tuy nhiên, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đang đứng trước nguy cơ biến mất.
Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2018 đang diễn ra tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).