Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quy hoạch phát triển văn hóa đến năm 2030: Dân tộc, khoa học và đại chúng

PV - 15:33, 05/01/2021

“Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Gia Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt ngày 21/8/2017. Sau 3 năm triển khai thực hiện quy hoạch, tỉnh Gia Lai đã đạt được những kết quả quan trọng, luôn bám sát quan điểm phát triển văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính dân tộc, khoa học và đại chúng.

Người dân làng Kon Sơ Lah (xã Hà Tây, huyện Chư Păh) biểu diễn cồng chiêng. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Người dân làng Kon Sơ Lah (xã Hà Tây, huyện Chư Păh) biểu diễn cồng chiêng. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Nhiều thay đổi tích cực

Hiện tỉnh Gia Lai có 1 đơn vị nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp là Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San định hướng theo nghệ thuật dân gian, dân tộc. Nhà hát đã thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, đồng thời, phục vụ các sự kiện chính trị lớn của tỉnh, phục vụ Nhân dân tại các huyện, thị xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Nhà hát còn tham gia biểu diễn ngoài tỉnh với các tiết mục mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Hàng năm, Nhà hát phục vụ cơ sở 130 buổi và dàn dựng mới 15 chương trình.

Bên cạnh đó, nghệ thuật quần chúng tại các địa phương ngày càng phát triển, ghi dấu ấn với nhiều chương trình chất lượng. Các địa phương định kỳ tổ chức hội thi văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số, hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp huyện. Thông qua các hội thi, hội diễn đã bồi dưỡng, hình thành lực lượng tham gia các hoạt động cấp tỉnh, lựa chọn các đoàn nghệ nhân xuất sắc tham gia các chương trình biểu diễn, quảng bá văn hóa tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình hành động để bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Minh Châu
Tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình hành động để bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Minh Châu

Hoạt động thư viện có nhiều đổi mới, nhất là nỗ lực đưa sách đến với bạn đọc. Ngoài Thư viện tỉnh và Thư viện Quân đoàn III, toàn tỉnh còn có 16 thư viện huyện, thị xã. Vùng ven TP. Pleiku đã có 22 tủ sách xã và điểm đọc sách lưu động. Số lượng cấp mới thẻ bạn đọc hàng năm không ngừng tăng (năm 2016 cấp mới 1.150 thẻ, năm 2020 cấp 1.900 thẻ). Số lượt sách luân chuyển và phục vụ lưu động tăng từ 33 điểm năm 2016 lên 134 điểm năm 2020.

Hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm có những bước tiến vững vàng, đạt nhiều thành tựu, đặc biệt là những sáng tác về Tây Nguyên, bảo tồn di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Tuy nhiên, tỉnh Gia Lai vẫn chưa có thiết chế hoặc cơ sở vật chất dành riêng cho hoạt động này. Các triển lãm tranh, ảnh hầu hết thực hiện tại hội trường, trụ sở cơ quan và một số tổ chức ngoài trời. Lĩnh vực điện ảnh, phát hành phim và chiếu bóng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện toàn tỉnh mới chỉ có 2 rạp chiếu phim tại TP. Pleiku được đầu tư về cơ sở vật chất và chất lượng phim; 2 đội chiếu bóng lưu động phục vụ tại các huyện, thị xã.

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Phát triển văn hóa theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội là một trong những mục tiêu chính trong định hướng phát triển của tỉnh. Trong giai đoạn 2017-2020, tỉnh Gia Lai có thêm 1 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá tại thị xã An Khê; 11 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tổng hợp, toàn tỉnh có 29 di tích gồm 14 di tích quốc gia (đạt 93,3%) và 15 di tích cấp tỉnh (đạt 120%) so với mục tiêu quy hoạch. Ngoài ra, “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại. Một số di tích đã được trùng tu, tôn tạo. Ngành Văn hóa cũng tổ chức rà soát, kiểm kê và xây dựng danh mục kiểm kê di tích, dự kiến lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng trong giai đoạn 2018-2023. Tổ chức đăng ký di vật, cổ vật đối với 3 hiện vật thuộc Bảo tàng tỉnh, trong đó có 1 hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia là phù điêu Phật thuộc văn hóa Champa.

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những định hướng trong quy hoạch phát triển ngành văn hóa. Ảnh: Minh Châu
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những định hướng trong quy hoạch phát triển ngành văn hóa. Ảnh: Minh Châu

Về di sản văn hóa phi vật thể, từ năm 2017 đến 2019, ngành Văn hóa đã tổ chức kiểm kê 33 hồ sơ trên địa bàn các huyện: Đak Pơ, Chư Păh, Ia Grai; tổ chức nghiên cứu, phục dựng một số nghi lễ truyền thống. Trong 2 đợt xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, toàn tỉnh có 23 nghệ nhân được trao tặng danh hiệu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Ngành Văn hóa đã huy động lực lượng nghệ nhân tham gia các hoạt động ở các tỉnh, thành để góp phần quảng bá, giới thiệu đặc trưng văn hóa Gia Lai, đồng thời khuyến khích đồng bào các dân tộc thiểu số lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống. Các sự kiện văn hóa, khoa học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản như: Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hội thảo khoa học về Tây Sơn Thượng đạo, Hội thảo khoa học quốc tế về khảo cổ học… thu hút đông đảo sự quan tâm dư luận.

Ông Trần Ngọc Nhung - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết: Để thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển ngành văn hóa, định hướng đến năm 2030 cần tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa; tuyên truyền, giáo dục và phát huy sức mạnh tổng hợp tham gia hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa. Theo ông Nhung, việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống phải phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương, dân tộc, phát huy đầy đủ vai trò chủ thể văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa thực chất. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nâng mức đầu tư cho văn hóa từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, đảm bảo tỷ trọng chi ngân sách cho văn hóa phải tăng tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát huy.

Ngoài sự chủ động của ngành chủ quản, tỉnh cần quan tâm đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, di tích lịch sử, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cũng như bố trí quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa cấp tỉnh./.

Danh mục 4 dự án văn hóa đã được đầu tư đến năm 2020 gồm: thiết bị văn hóa, điện ảnh (TP. Pleiku, ngân sách địa phương); trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng từ ngân sách trung ương); Di tích lịch sử Căn cứ địa cách mạng Khu 10 xã Krong, huyện Kbang (tổng mức đầu tư gần 13 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa); Di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo (gồm tu bổ tại điểm di tích An Khê Đình, An Khê trường tại thị xã An Khê và tu bổ, tôn tạo điểm di tích Nền nhà, Hồ nước và Kho tiền ông Nhạc ở huyện Kông Chro, thương mại điện tử trên 30 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và trung ương).


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Phóng sự - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Pháp luật - Minh Thu - 4 giờ trước
Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Tin tức - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Tin tức - Duy Chí - 5 giờ trước
Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 6 giờ trước
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 6 giờ trước
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 6 giờ trước
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.