Trong số trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải bài viết về tình trạng Dự án “sắp xếp dân cư ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai, vùng khó khăn thôn Khâu Rịa và thôn Khâu Đáy, xã Du Già, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” chậm đầu tư gây nguy hiểm cho người dân.
Hiện nay, cả nước đã bước vào mùa mưa bão. Nhiều vùng dân tộc, miền núi đang phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất nghiêm trọng. Điều đáng nói, có những vùng đã được rà soát, phê duyệt di dời khẩn cấp nhưng lại đầu tư dở dang khiến người dân sống trong cảnh phấp phỏng lo âu. Vì vậy, thời gian qua, việc triển khai các dự án di dân ra khỏi vùng nguy hiểm vẫn là vấn đề hết sức đáng lo ngại...
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La. Đề án trên được thực hiện từ năm 2018-2025, chia thành 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ năm 2018-2020; giai đoạn 2 từ năm 2021-2025).
Tái định cư nghĩa là di chuyển từ nơi ở cũ sang một nơi ở mới. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nơi ở cũ trong tình trạng nguy hiểm sạt lở, hay ở những vùng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt một cách trầm trọng…
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều bản làng vùng đồng bào DTTS phải di chuyển đến các khu tái định cư (TĐC) nhường đất cho dự án kinh tế. Tuy nhiên, nhiều khu TĐC không đảm bảo ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
Năm 2006, chấp thuận chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, 28 hộ gia đình dân tộc Thái của bản Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã rời bản sang khu tái định cư. Tuy nhiên, 12 năm trôi qua, hàng chục hộ dân này vẫn chưa thể “an cư”.
Bản Sa Lắng của đồng bào dân tộc Thái nằm bên bờ sông Mã, thuộc xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). Đây là khu tái định cư (TĐC) của người dân thuộc diện di dời vì Dự án Thủy điện Hồi Xuân.
Tà Hừa là một trong những xã của huyện Than Uyên (Lai Châu) có điểm tái định cư thủy điện Bản Chát. Hiện tại, sau 7 năm di chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân tại các điểm tái định cư xã Tà Hừa đã từng bước ổn định.
Nhiều thập kỷ qua, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy lợi, thủy điện. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, việc xây dựng các công trình này đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện dù được quan tâm nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.
Kết luận Hội nghị về công tác ổn định dân dư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để sớm triển khai có hiệu quả, nâng cao đời sống của đồng bào tái định cư.