Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sống bất an vì nguy cơ sạt lở đất

PV - 14:32, 19/09/2018

126 hộ dân của xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nằm trong diện sạt lở đất và lũ quét cần phải được di dời, trong đó có 33 hộ dân cần được di dời khẩn cấp. Thế nhưng, hơn 10 năm nay, các hộ dân vẫn chưa được di dời, mặc dù cách đó không xa, một khu tái định cư (TĐC) đã được xây dựng đang bỏ hoang.

sạt lở đất nguy cơ sạt lở cuốn trôi đất và nhà ở Mường Phú và Mường Piệt luôn trong tình trạng báo động.

Sống trong nỗi lo

Thời gian qua, người dân ở các bản Mường Phú, Mường Piệt, xã Thông Thụ luôn sống trong sợ hãi mỗi khi mùa mưa lũ về. Điển hình như gia đình ông Lương Hòa ở bản Mường Phú. Ông Hòa nói gia đình ông định cư ở bản Mường Phú được hơn 20 năm nay. Trong những năm trước, đã có nhiều lần lũ đổ về nhưng chỉ làm cho phần đất phía sau gia đình bị sạt lở. Qua mỗi mùa lũ, ông và mọi người trong gia đình lại kè đắp lại. Không ngờ cơn lũ tháng 7/2018 quá mạnh đã cuốn trôi toàn bộ ngôi nhà của gia đình ông. Đến nay, gia đình vẫn chưa tìm được chỗ ở ổn định.

Cùng chung hoàn cảnh, bà Vi Thị Tường chia sẻ: Vừa qua, huyện cũng hỗ trợ 20 triệu đồng. Nhưng số tiền này không đủ để gia đình mua được một mảnh đất, huống gì còn tiền dựng nhà. Gia đình bà vẫn đang loay hoay chưa biết tính sao.

Ông Quang Văn Tuấn, Trưởng bản Mường Phú cho biết: Sau cơn lũ đến nay, cả bản vẫn còn gần 10 hộ dân chưa có nơi ở. Đây là những hộ bị ảnh hưởng lũ gây sạt lở mất nền nhà.

Bà Lương Thị Hồng, Chủ tịch UBND xã Thông Thụ cho biết, hiện có 126 hộ dân ở xã Thông Thụ sống hai bên bờ suối, hàng năm phải đối diện với nguy cơ lũ quét và sạt lở đất, trong đó có 33 hộ dân ở 2 bản Mường Phú và Mường Piệt cần được di dời khẩn cấp. Đặc biệt, một số hộ dân đã bị lũ quét và đến nay chưa có nơi ở. Chính quyền rất trăn trở, nhiều lần đề nghị lên huyện, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Xã thì không có kinh phí hỗ trợ nên đành bất lực…

Khu tái định cư bỏ hoang

Điều đáng nói ở đây là, dù người dân 2 bản Mường Phú và Mường Piệt nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao chưa có giải pháp để di dời, thì cách đó chừng 3km, một khu TĐC được đầu tư xây dựng, với số tiền hàng chục tỷ đồng đang bỏ hoang.

Qua tìm hiểu, đây là khu TĐC Pù Sai Cáng 2, thuộc xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, là 1 trong 17 điểm TĐC được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 1414/QĐUBND-CN ngày 17/4/2009 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt về việc quy hoạch tổng thể di dân TĐC Dự án Thủy điện Hủa Na, phục vụ việc xây dựng công trình Thủy điện Hủa Na trên địa bàn 2 xã Đồng Văn và Thông Thụ.

Khu TĐC Pù Sai Cáng 2 được xây dựng với mục đích di dời 28 hộ dân nằm trong diện di dời để xây dựng công trình đến cư trú. Nhưng 28 hộ dân nói trên đã tự đi tìm đất ở và định cư ở vị trí khác nên hiện nay khu TĐC này vẫn bỏ hoang.

Ông Hoàng Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Thủy điện Hủa Na cho biết: Khu TĐC Pù Sai Cáng 2 do chúng tôi làm chủ đầu tư đã xây dựng khá cơ bản về các hạng mục trên nền đất vững, đang trong giai đoạn hoàn thiện, thì các hộ dân thông báo không đến ở nên chúng tôi ngừng lại. Vừa qua, phía huyện Quế Phong ngỏ ý muốn xin lại khu TĐC này để di dời các hộ dân trong diện lũ quét. Phía Công ty hoàn toàn đồng ý và không có bất cứ yêu cầu nào. Hy vọng rằng, sẽ có người đến ở để đỡ lãng phí.

Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: huyện cũng đã có phương án chuyển các hộ dân nói trên ở Mường Phú và Mường Piệt đến khu TĐC Pù Sai Cáng 2. Việc duyệt cho các hộ dân đến với khu TĐC này sẽ giải quyết được 3 vấn đề. Đó là, giải quyết được tình hình nguy cấp về nhà ở của các hộ dân bị sạt lở; vừa tiết kiệm được ngân sách đầu tư cho Nhà nước; vừa chống lãng phí ở khu TĐC bỏ hoang lâu nay.

“Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất, vẫn là nguồn kinh phí đầu tư để tiếp tục hoàn thành các hạng mục để người dân có thể chuyển đến ở tại khu tái định cư này. Vấn đề này, huyện đang chờ ý kiến của tỉnh và các ban, ngành liên quan để thực hiện” , Chủ tịch huyện Lê Văn Giáp cho hay.

Với phương án mà địa phương đặt ra là rất khả thi. Tuy nhiên, để triển khai được, đòi hỏi chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng phải ưu tiên khẩn trương vào cuộc giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.

MINH THỨ - HỒ PHƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 13 phút trước
Sáng 23/10, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền và lắng nghe ý kiến Nhân dân quý III - 2024.
Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Xã hội - Minh Nhật - 21 phút trước
Bộ Y tế xây dựng dự thảo thông tư nhằm ban hành danh mục thuốc, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế, kèm theo tỷ lệ và điều kiện chi trả chi tiết. Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hưởng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trạm y tế xã, đã được mở rộng, thêm 1.037 hoạt chất như Atropin sulfat, Bupivacain hydroclorid...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thời sự - Hương Trà - 29 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 39 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tích cực vận động, tuyên truyền giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS.
Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người có uy tín - Tráng Xuân Cường - 1 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín, ông Lâm Văn An, sinh năm 1965, dân tộc Tày, Trưởng thôn Đội 4, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nêu cao tinh thần gương mẫu, chung tay, góp sức cùng cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Bản Liền xây dựng nông thôn mới.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Tin tức - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024, ngày 23/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với 170 đại biểu về dự Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh. Ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Đức Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị đối thoại.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 5 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 5 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.