Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: tái định cư

Kon Tum: Người dân vùng sạt lở mong có nơi ở mới ổn định

Kon Tum: Người dân vùng sạt lở mong có nơi ở mới ổn định

Môi trường sống - PV - 15:09, 08/09/2020
Sau mùa lũ năm 2019, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề.
Thấp thỏm sống bên dòng sông Nậm Piệt mỗi mùa mưa bão

Thấp thỏm sống bên dòng sông Nậm Piệt mỗi mùa mưa bão

Môi trường sống - PV - 15:40, 27/08/2020
Nằm trong diện di dời khẩn cấp nhưng đến nay, 33 hộ dân thuộc bản Mường Phú và Mường Piệt, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) sống ven theo dòng sông Nậm Piệt vẫn chưa được chuyển đến vùng tái định cư. Cứ mỗi mùa mưa bão về, họ lại lo sợ vì lũ quét bất cứ lúc nào đe dọa đến tính mạng và tài sản.
Thu hồi đất thực hiện Dự án Đường N9 (Ninh Thuận): Có hay không việc chính quyền áp dụng văn bản hết hiệu lực?

Thu hồi đất thực hiện Dự án Đường N9 (Ninh Thuận): Có hay không việc chính quyền áp dụng văn bản hết hiệu lực?

Bạn đọc - Lê Hoàng - Bách Hợp - 10:55, 25/04/2020
Thời gian qua, nhiều hộ dân có đất nằm trong Dự án Đường N9, thuộc Khu quy hoạch dân cư Bắc Trần Phú, phường Phủ Hà, TP. Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), liên tục làm đơn “tố” chính quyền cố tình sử dụng văn bản đã hết hiệu lực pháp luật để thu hồi đất, áp chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư (TĐC) sai quy định.
Người dân Kan Hồ chưa có đất sản xuất sau 5 năm định cư

Người dân Kan Hồ chưa có đất sản xuất sau 5 năm định cư

Xã hội - Hoài Dương - 14:31, 17/02/2020
Đã 5 năm trôi qua kể từ khi hơn 230 hộ dân ở các bản: Sì Thâu Chải, Seo Hay, Nậm Hạ A - B, Nậm Thú của xã Kan Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu) di dời đến vùng tái định cư (TĐC) mới, nhường đất để xây dựng Nhà máy Thủy điện Lai Châu. Thế nhưng đến nay, bà con ở các vùng TĐC này vẫn không thể an cư, thậm chí quanh quẩn với đói nghèo vì không có đất sản xuất.
Xuân trên những bản tái định cư

Xuân trên những bản tái định cư

Kinh tế - Hoài Dương - 10:44, 04/02/2020
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng hơn 9.000 hộ dân, chủ yếu là đồng bào DTTS, nhường đất cho dự án Thuỷ điện Lai Châu đang từng bước ổn định, gắn bó với nơi ở mới. Với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và nỗ lực của người dân, kinh tế - xã hội ở các khu tái định cư đang ngày càng khởi sắc. Đồng bào đang phấn khởi đón một mùa Xuân mới đủ đầy, ấm áp hơn.
Để người dân tái định cư “lạc nghiệp”

Để người dân tái định cư “lạc nghiệp”

Bạn đọc - Thiên Đức - 10:10, 13/01/2020
Trong quá trình xây dựng thủy điện, tỉnh Tuyên Quang phải thực hiện đưa hơn 4.000 hộ dân, với trên 20 nghìn nhân khẩu, phần lớn là người DTTS đến 125 điểm tái định cư (TĐC) thuộc các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Yên Sơn và TP. Tuyên Quang. Có thể nói, đến nay đa phần người dân TĐC đã “an cư”, nhưng vẫn cần tiếp tục bảo đảm “lạc nghiệp”.
Quảng Ngãi: Tái định cư... rồi lại tái định cư!

Quảng Ngãi: Tái định cư... rồi lại tái định cư!

Bạn đọc - Thành Nhân - 10:42, 16/10/2019
Dự án Thủy điện Đăkđrinh nằm trên địa bàn huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), được khởi công xây dựng từ năm 2007, hoàn thành vào năm 2013, do Công ty CP Thủy điện Đăkđrinh (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) làm chủ đầu tư. Để phục vụ cho việc xây dựng nhà máy thủy điện này, nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện miền núi Sơn Tây đã nhường đất, chuyển tới các khu tái định cư (TĐC). Thế nhưng, khi ở chưa “ấm chỗ” thì đồng bào lại phải di dời đi nơi khác, chính quyền lại phải tính đến chuyện tái định cư...
Bất cập ở khu tái định cư Nà Tà Kót

Bất cập ở khu tái định cư Nà Tà Kót

Bạn đọc - THÀNH NHÂN - 10:57, 02/10/2019
Khu tái định cư (TĐC) Nà Tà Kót, thôn Trà Khương, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) là khu TĐC duy nhất trong 4 khu TĐC cho đồng bào DTTS ở vùng bị sạt lở, do Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Sau nhiều lần lỗi hẹn, mới đây, khu TĐC đã chính thức đón người dân vào ở. Tuy nhiên, do khu TĐC này xây dựng theo mô hình ruộng bậc thang nên dẫn đến nhiều hệ lụy.
Khu tái định cư ở Tuy Phước (Bình Định): Sau 8 năm vẫn không điện, không nước

Khu tái định cư ở Tuy Phước (Bình Định): Sau 8 năm vẫn không điện, không nước

Bạn đọc - PV - 10:38, 14/12/2018
Năm 2010, UBND huyện Tuy Phước (Bình Định) đã tiến hành xây dựng Dự án Di dân vùng ngập lũ, triều cường thôn Huỳnh Giản, xã Phước Hòa. Dự án nhằm mục đích di dời khoảng 200 hộ dân ở những vùng trũng lên vùng cao, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt. Thế nhưng, hiện nay chỉ có 3 hộ dân sinh sống, đìu hiu trên khu đất rộng 3,7ha cỏ mọc um tùm.
Ngày mới ở làng tái định cư Khe Chữ

Ngày mới ở làng tái định cư Khe Chữ

Kinh tế - PV - 09:25, 07/12/2018
Sau vụ sạt lở núi kinh hoàng một năm trước, đồng bào Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ-đăng) ở làng tái định cư Khe Chữ (thôn 2, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã gói nỗi đau vào trong để xây dựng cuộc sống mới, sớm hoàn thành khu dân cư kiểu mẫu.
Tìm được sinh kế nơi hồ Hủa Na

Tìm được sinh kế nơi hồ Hủa Na

Kinh tế - PV - 15:17, 14/11/2018
Năm 2012, hơn 1.400 hộ dân đồng bào dân tộc Thái thuộc các xã Đồng Văn, Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) chuyển về nơi ở mới để nhường chỗ cho công trình thủy điện Hủa Na. Sau hơn 6 năm, với bao thăng trầm, cuộc sống của người dân nơi tái định cư hôm nay đã và đang dần ổn định.
Sống bất an vì nguy cơ sạt lở đất

Sống bất an vì nguy cơ sạt lở đất

Bạn đọc - PV - 14:32, 19/09/2018
126 hộ dân của xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nằm trong diện sạt lở đất và lũ quét cần phải được di dời, trong đó có 33 hộ dân cần được di dời khẩn cấp. Thế nhưng, hơn 10 năm nay, các hộ dân vẫn chưa được di dời, mặc dù cách đó không xa, một khu tái định cư (TĐC) đã được xây dựng đang bỏ hoang.
Nhiều vướng mắc trong bố trí dân cư vùng thiên tai

Nhiều vướng mắc trong bố trí dân cư vùng thiên tai

Bạn đọc - PV - 14:17, 17/09/2018
Trong những năm qua, Việt Nam tích cực thi hành chương trình di dân khỏi vùng thiên tai. Đây là chính sách nhân văn, ưu việt và thực tế đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chương trình này vẫn gặp nhiều khó khăn rất cần được tháo gỡ.
Nhiều khó khăn ở khu TĐC Ia Rsai

Nhiều khó khăn ở khu TĐC Ia Rsai

Bạn đọc - PV - 10:06, 13/09/2018
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, dọc bờ sông Ba đoạn qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) đã xuất hiện tình trạng sạt lở đất. Mặc dù đã có những dự án di dời, tái định cư được lập ra nhưng cuộc sống của hàng trăm hộ dân nơi đây vẫn bấp bênh.
Bài 5: Ngổn ngang tái định cư

Bài 5: Ngổn ngang tái định cư

Bạn đọc - PV - 10:16, 10/09/2018
Trong các số báo trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải các bài viết phản ánh một loạt các vấn đề bất lợi từ mặt trái của các công trình thủy điện, thủy lợi như: cuộc sống của người dân bị đe dọa khi phải sống dưới những “quả bom nước”; thậm chí phải bỏ tài sản chạy thoát thân vì vỡ đập; tình trạng tích nước, xả lũ tùy tiện đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân vùng hạ lưu... Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, bởi sau cùng, khi đã nhường đất, cuộc sống của người dân nơi tái định cư vẫn ngổn ngang muôn phần...
Cuộc sống người dân tái định cư thủy điện còn nhiều khó khăn

Cuộc sống người dân tái định cư thủy điện còn nhiều khó khăn

Chính sách dân tộc - PV - 16:10, 10/08/2018
Làng Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông (Kon Tum) có gần 70 hộ dân, chủ yếu là bà con người Xê-đăng phải di dời chỗ ở và nhường đất nương rẫy cho dự án Thủy điện Thượng Kon Tum.
Chưa an cư, khó lạc nghiệp

Chưa an cư, khó lạc nghiệp

Bạn đọc - PV - 14:52, 08/08/2018
Dự án bố trí sắp xếp tái định cư (TĐC) biên giới ven sông Hồng ra khỏi vùng sạt lở huyện Bát Xát được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt điều chỉnh bổ sung năm 2017 với tổng mức đầu tư trên 240 tỷ đồng. Theo đó, thời gian hoàn thành muộn nhất của các gói thầu là vào ngày 30/7/2018. Tuy nhiên, đến thời điểm này còn rất nhiều hạng mục chưa được nhà thầu thi công xong, khiến cho các hộ dân chưa thể di chuyển về nơi ở mới.
Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng 12 năm tái định cư chưa được cấp sổ đỏ

Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng 12 năm tái định cư chưa được cấp sổ đỏ

Bạn đọc - PV - 09:44, 06/08/2018
Trong các số trước, Báo Dân tộc và Phát triển nhiều lần đăng tải vụ việc “Người dân sống bấp bênh sau 12 năm nhường đất cho nhà máy”. Các bài viết tập trung phản ánh 28 hộ dân đồng bào Thái đã nhường đất cho dự án Nhà máy xi măng Công Thanh tại thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nhưng đến nay chưa được sổ đỏ khu tái định. Việc chưa được cấp sổ đỏ đang gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân khi họ cần tín chấp hay giao dịch bằng sổ đỏ để phát triển kinh tế.
Chủ động di dân ra khỏi vùng sạt lở

Chủ động di dân ra khỏi vùng sạt lở

Môi trường sống - PV - 16:23, 09/07/2018
Đến hết tháng 6/2018, UBND huyện Đà Bắc đã triển khai 5 khu tái định cư (TĐC) phục vụ di dân cấp bách ra khỏi vùng nguy cơ cao sạt lở trước mùa mưa bão. Các khu TĐC được quy hoạch đầy đủ nhiều hạng mục như mặt bằng, đường nội bộ, hệ thống thoát nước, nước sinh hoạt, điện, trường học… đến nay, 100% số hộ dân sống trong vùng nguy cơ bị sạt lở đã định cư tại nơi ở mới.
Biển ngày càng gần hơn

Biển ngày càng gần hơn

Bạn đọc - PV - 13:59, 09/07/2018
Sống bên mép sóng, những cơn triều cường ngày càng dữ dội đang tiến sát vào bờ, người dân vùng biển miền Trung nhao nhác với nỗi lo canh cánh, người mất nhà, kẻ mất đất, người mất miếng ăn, những đứa trẻ nheo nhóc chỉ vì những cơn sóng vô tình. Thế nhưng, để có một giải pháp bền vững cho những ngôi làng này không phải là chuyện dễ.