Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tín hiệu vui cho ngành Du lịch

PV - 00:03, 18/07/2023

Sau một thời gian dài ngưng trệ, hoạt động cầm chừng do ảnh hưởng dịch Covid-19, từ đầu năm 2022 đến nay, các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung đã đầu tư cấu trúc lại hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch; đồng thời đưa ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn để thu hút du khách.

Ngày hội Khinh khí cầu tại bãi biển Đồi Dương, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, hấp dẫn du khách. (Ảnh: Đình Châu)
Ngày hội Khinh khí cầu tại bãi biển Đồi Dương, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, hấp dẫn du khách. (Ảnh: Đình Châu)

Từ sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 đến nay, lượng du khách trong nước và quốc tế đến các điểm du lịch tại khu vực miền Trung tăng lên đáng kể. Ðây là tín hiệu vui cho ngành Du lịch sau một thời gian dài bị ảnh hưởng, ngưng trệ do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên để phục hồi, phát triển ngành Du lịch, các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kích cầu, thu hút du khách.

Ðể khôi phục nền kinh tế, nhất là ngành công nghiệp "không khói", các địa phương ở khu vực miền trung đã tung ra nhiều sản phẩm mới, gói kích cầu hấp dẫn nhằm thu hút và "níu chân" du khách...

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Sau khi kết thúc thành công Năm Du lịch quốc gia 2022, với chủ đề "Quảng Nam - Ðiểm đến du lịch xanh" gặt hái được nhiều kết quả khá ấn tượng trong khôi phục ngành Du lịch, ngay những ngày đầu năm 2023, tỉnh Quảng Nam kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư hạ tầng, thu hút nguồn nhân lực và tạo ra các sản phẩm mới, hấp dẫn để đón khách du lịch.

Quảng Nam thường xuyên đăng cai nhiều sự kiện lớn. Việc làm này không chỉ quảng bá hình ảnh đất và người xứ Quảng, phục vụ người dân địa phương, khách nội địa mà còn gây sự chú ý, thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Hồng cho biết, cùng với tổ chức chu đáo các sự kiện văn hóa, du lịch theo định kỳ như: Festival Di sản Quảng Nam, Cuộc thi hợp xướng quốc tế, Lễ hội sâm Ngọc Linh, Lễ hội hoa Sưa Tam Kỳ, Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản, Những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Quảng Nam, Ðêm phố cổ Hội An... Quảng Nam còn thường xuyên đăng cai nhiều sự kiện lớn. Việc làm này không chỉ quảng bá hình ảnh đất và người xứ Quảng, phục vụ người dân địa phương, khách nội địa mà còn gây sự chú ý, thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế.

Chủ tịch UBND Tp. Hội An Nguyễn Văn Sơn chia sẻ, Hội An không chỉ tổ chức thành công Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 7, mở rộng không gian đi bộ tại khu phố cổ mà còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: Trình diễn nghệ thuật "Hội An - Sắc màu của lụa", Hát Bội tại Ðình Hội An; giao lưu âm nhạc "Giai điệu thời gian", Chương trình nghệ thuật "Ðêm Hoài Giang". Cùng với đó, thành phố còn có các hoạt động thường xuyên như: Không gian trình diễn nghề thủ công truyền thống; trò chơi dân gian bịt mắt đập nồi; trò chơi dân gian bài chòi... tại khu vực phố cổ Hội An để phục vụ người dân và du khách.

Du khách tham quan khu phố cổ Hội An, Quảng Nam, (Ảnh: Tấn Nguyên)
Du khách tham quan khu phố cổ Hội An, Quảng Nam, (Ảnh: Tấn Nguyên)

Còn tại tỉnh Quảng Bình, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Chua me đất (Oxalis Adventure) Nguyễn Châu Á cho biết, giữa tháng 2/2023, Công ty Du lịch Chua me đất đã phối hợp Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình và huyện Minh Hóa khai trương khu nghỉ dưỡng Tú Làn Lodge và tour lái xe địa hình ATV khám phá rừng lim Tân Hóa.

Tú Làn Lodge là khu khách sạn được thiết kế bằng mô hình nhà lắp ghép trên triền núi thôn Yên Thọ, xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa). Lấy cảm hứng từ mô hình nhà nổi của người dân Tân Hóa sống trong lũ, Tú Làn Lodge xây dựng trên khung nhà tiền chế lắp ghép, cách mặt đất khoảng 15 m và sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường.

Ðược thiết kế dựa trên sự kết hợp các yếu tố sang trọng, hiện đại và hài hòa với thiên nhiên, toàn bộ khuôn viên Tú Làn Lodge hướng trọn tầm nhìn đến khung cảnh cánh đồng cỏ bao la được ôm trọn bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ.

Từ Tú Làn Lodge, du khách có thể tận hưởng làn gió mát vào mùa hè và ngắm cảnh hoàng hôn với những ráng chiều đỏ rực phía xa chân trời hay những đám mây tan dần trên rặng núi khi bình minh đến.

Hơn thế, Tú Làn Lodge không chỉ là nơi nghỉ dưỡng cho khách du lịch mà còn là nơi trú ẩn, khu vực cấp điện và nước sạch cho người dân Tân Hóa vào mùa lụt khi nước dâng quá cao. Tân Hóa còn có khu rừng lim quý hiếm đang được bảo tồn có độ tuổi hàng trăm năm.

Nhằm đa dạng hóa các dịch vụ du lịch tại đây, đầu năm nay, Oxalis Adventure mở Tour "Khám phá ngôi nhà của Kong bằng mô - tô địa hình bốn bánh" - một chương trình Tour mạo hiểm hoàn toàn mới, hấp dẫn du khách tham gia.

Trước đó, tỉnh Quảng Bình cũng đã đưa Khu du lịch Suối Ðá ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch vào khai thác, tạo không gian trải nghiệm mới cho du khách.

Ðến Khu du lịch Suối Ðá, vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, du khách được ngắm vẻ đẹp của dòng suối, hòa mình vào dòng nước mát lạnh tự nhiên, trải nghiệm những trò chơi dưới nước và thưởng thức các món đặc sản của địa phương.

Theo lãnh đạo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đến nay, tại vườn có 15 tuyến, điểm du lịch đi vào hoạt động với nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng, như: khám phá thiên nhiên, hang động, cắm trại, đi bộ, đu dây... thu hút du khách.

Du khách khám phá động Phong Nha, Quảng Bình. (Ảnh: Hương Giang)
Du khách khám phá động Phong Nha, Quảng Bình. (Ảnh: Hương Giang)

Du khách tăng trưởng mạnh

Hoạt động du lịch Ðà Nẵng đang từng bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ, hàng loạt các sự kiện, lễ hội được tổ chức liên tục, góp phần tạo không khí sôi động, tươi mới thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với Ðà Nẵng trong sáu tháng đầu năm như: Liên hoan phim châu Á, Chương trình khai trương mùa du lịch biển, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ hội Ðình làng Hải Châu, Tuần lễ du lịch Hòa Bắc, cuộc thi Ironman 70.3 cùng các sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội hai bờ sông Hàn, ven biển.

Cùng với nhiều hoạt động, sự kiện phong phú, hấp dẫn, việc xúc tiến mở các đường bay quốc tế để thu hút, khôi phục các thị trường khách du lịch đến Ðà Nẵng đã thu hút đông đảo khách du lịch trở lại.

Bên cạnh đó, nhiều khu điểm du lịch trên địa bàn thành phố Ðà Nẵng đã được nâng cấp, đầu tư mới các sản phẩm dịch vụ để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm như: Chương trình Rực rỡ sắc màu Lễ hội mùa hè Bà Nà Wow Summer Festival, Khám phá văn hóa dân gian với lễ hội té nước và cuộc thi chèo thuyền Kayak, chương trình Lễ thất tịnh Tanabata Nhật Bản và Lễ hội ẩm thực gánh hàng rong bên dòng sông tại Công viên suối khoáng Núi Thần Tài; Công viên nước Mikazuki mở thêm cụm máng trượt bảy máng tại bể kids ngoài trời và Cầu vượt đi bộ bắc ngang qua đường Nguyễn Tất Thành...

Cùng với nhiều hoạt động, sự kiện phong phú, hấp dẫn, việc xúc tiến mở các đường bay quốc tế để thu hút, khôi phục các thị trường khách du lịch đến Ðà Nẵng đã thu hút đông đảo khách du lịch trở lại.

Ðặc biệt, việc tổ chức trở lại Lễ hội pháo hoa quốc tế Ðà Nẵng năm 2023 (Lễ hội DIFF) sau 3 năm tạm dừng vì dịch Covid-19 đã tạo nên không khí sôi động cho du lịch Ðà Nẵng. Mỗi đêm trình diễn, Lễ hội DIFF thu hút hơn 60 nghìn lượt du khách, với khoảng 20 nghìn lượt khách quốc tế.

Cùng với Lễ hội DIFF, Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023 chủ đề "Khánh Hòa - Khát vọng phát triển" (diễn ra từ 3 - 6/6) đã thu hút hơn 600.000 lượt khách tham quan và nghỉ dưỡng. Trong đó, tổng khách lưu trú đạt hơn 150.000 lượt, công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú đạt gần 80%, với tổng doanh thu từ khách du lịch đạt gần 449 tỷ đồng.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Thị Lệ Thanh cho biết, Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023 diễn ra thời điểm đầu hè, thích hợp thu hút khách du lịch nội địa, thị trường mà ngành du lịch Khánh Hòa đang tập trung khai thác, kích cầu.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Lệ Thanh, sau dịch Covid-19, du lịch tỉnh có sự phục hồi mạnh mẽ, lượng khách trong nước và quốc tế đến Khánh Hòa ngày càng đông. Những con số nêu trên cho thấy, du lịch Khánh Hòa đang có những bước phục hồi ấn tượng, tạo được đà tăng trưởng mạnh mẽ cho những năm tiếp theo. Hiện ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phối hợp triển khai các chương trình, hoạt động du lịch để thu hút du khách đến với địa phương, hướng tới mục tiêu đón hơn 4 triệu lượt khách (tăng gần 100% so với năm 2022); trong đó có 2,5 triệu lượt khách trong nước và 1,5 triệu lượt khách quốc tế, với doanh thu du lịch 21.000 tỷ đồng.

Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, đến nay, ngành Du lịch tỉnh Bình Thuận đang dần từng bước phục hồi và phát triển với những tín hiệu rất đáng phấn khởi.

Ðặc biệt, Bình Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề "Bình Thuận - Hội tụ xanh". Ðây là cơ hội tạo cú huých để ngành Du lịch Bình Thuận phục hồi và phát triển.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận Bùi Thế Nhân cho biết, Năm Du lịch quốc gia 2023 "Bình Thuận - Hội tụ xanh" với hơn 200 sự kiện, hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng tại Bình Thuận tổ chức chuỗi 31 sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có quy mô liên tỉnh, quốc gia và quốc tế. Sáu tháng đầu năm, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia diễn ra liên tục, đều khắp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã thu hút rất đông du khách đến tham dự, doanh thu và lượng khách tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Ðồng chí Phạm Quốc Hùng, Cục trưởng Thống kê tỉnh Bình Thuận nhìn nhận, một trong những nguyên nhân lượng du khách đến Bình Thuận tăng vọt ấn tượng là nhờ có hai tuyến cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết được khánh thành, đưa vào hoạt động trong quý II năm 2023, nên đã thu hút khá nhiều du khách đến tham quan nghỉ dưỡng.

Chị Nguyễn Thị Khánh Vân, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh cho biết, đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được đưa vào vận hành đã rút ngắn một nửa thời gian đi từ TP. Hồ Chí Minh ra Phan Thiết so với trước đây. "Bây giờ, du khách đến Bình Thuận dễ dàng di chuyển giữa các điểm đến trong thời gian ngắn hơn, nâng cao trải nghiệm du lịch và giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Ðây là một điều rất tuyệt vời và chắc chắn sẽ thu hút được du khách đến với Bình Thuận nhiều hơn trong thời gian tới", chị Khánh Vân kỳ vọng.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng du khách đến miền Trung tăng trưởng mạnh.

Cụ thể, Quảng Nam đón 4,566 triệu lượt khách (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2022), với doanh thu du lịch ước đạt 4.600 tỷ đồng (tăng gấp 2,64 lần); Bình Thuận đón hơn 4,46 triệu lượt khách (tăng 86,36%), doanh thu 11.348 tỷ đồng (gấp 2,52 lần); Ðà Nẵng đã đón 3,5 triệu lượt khách (tăng 116%), doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ hành ước đạt 10.618 tỷ đồng (tăng 39%); Khánh Hòa đón hơn 2,78 triệu lượt khách lưu trú (tăng 165%), doanh thu du lịch đạt khoảng 12.565 tỷ đồng (tăng 126%); Quảng Bình đón gần 2 triệu lượt khách (gấp 3,6 lần), với tổng doanh thu từ du lịch đạt 2.506 tỷ đồng...


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.