Công trình đập tràn Bai Căng, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa được đưa vào sử dụng cuối năm 2011, sửa chữa năm 2017, nhưng đến nay vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bởi sự xuống cấp và lỗi thiết kế. Hiện, người dân sống quanh đập đang trong tình cảnh bất an, nhất là trước diễn biến thất thường của thời tiết thời gian qua.
Chỉ vài chục cây số đầu nguồn sông Kôn, đoạn chảy qua tỉnh Bình Định, những cơ quan chức năng đã cho phép triển khai đến 14 nhà máy thủy điện, có tổng công suất lắp máy 312,1MW. Trái ngược với số lượng nhà máy thủy điện xuất hiện ở đây, là đời sống kinh tế-xã hội của người dân ngày càng khó khăn do phải di dời, hoặc nhường đất để xây dựng các công trình thủy điện, bên cạnh đó, họ còn thường trực nỗi lo thiên tai mỗi khi mùa mưa lũ đến.
Mặc dù người dân ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An phản ánh về tình trạng đập Lim thuộc xã Đồng Thành và đập Lùng xã Thịnh Thành xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền vẫn rất thờ ơ. Hiện nay, 2 đập này đã vỡ, người dân chịu thiệt hại nặng nề chưa biết sẽ khắc phục như thế nào?
Có lẽ chưa bao giờ vùng dân tộc và miền núi phải đối mặt với thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất nhiều như thời gian vừa qua. Điều đáng nói là nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do khách quan mà một phần do con người tác động. Trong đó có tình trạng xây dựng ồ ạt, và quản lý vận hành yếu kém từ các hồ thủy điện, thủy lợi. Đối với các công trình thủy điện, bên cạnh mặt tích cực là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, việc xây dựng ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý và chủ đầu tư đã dẫn đến những hệ lụy khó lường cho người dân, đặc biệt là đồng bào vùng DTTS, miền núi.
Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu, tần suất xảy ra động đất ở khu vực này chưa hề giảm.
Làng Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông (Kon Tum) có gần 70 hộ dân, chủ yếu là bà con người Xê-đăng phải di dời chỗ ở và nhường đất nương rẫy cho dự án Thủy điện Thượng Kon Tum.
Từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai đã làm 110 người chết và mất tích, 82 người bị thương, tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.600 tỷ đồng và chịu ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực miền núi phía Bắc…
Công tác quản lý, cảnh báo rủi ro hồ đập thủy điện cần phải được nâng cao hơn nữa và tuyệt đối không được chủ quan.
Việc xây dựng ồ ạt nhiều công trình thủy điện ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã gây ra nhiều tác động, hệ lụy tới thiên nhiên, cũng như cuộc sống của người dân.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La. Đề án trên được thực hiện từ năm 2018-2025, chia thành 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ năm 2018-2020; giai đoạn 2 từ năm 2021-2025).
Năm 2013, Dự án Thủy điện Cẩm Thủy 1, tỉnh Thanh Hóa được khởi công xây dựng, theo dự kiến ban đầu năm 2016 sẽ đi vào hoạt động. Tuy nhiên đến nay, Dự án vẫn ì ạch chưa xong do vướng mắc trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng.
Mùa mưa bão năm 2018 đã cận kề, hàng chục hộ dân thuộc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An nằm trong vùng lòng hồ Thủy điện Nậm Nơn lại tiếp tục phải sống trong nỗi lo trôi nhà. Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư giải quyết.
“Mức nước dâng như vậy trong vòng một giờ là rất chậm, không nguy hiểm. Do đó, có thể 2 cô gái bị nạn là do bị trượt chân và không biết bơi nên kéo nhau xuống nước dẫn đến tử vong”.
Nhiều thập kỷ qua, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy lợi, thủy điện. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, việc xây dựng các công trình này đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện dù được quan tâm nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ram Nath Kovind, sáng 2/3, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 2-4/3.