Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủy điện, thủy lợi và những điều bất lợi

PV - 10:08, 28/08/2018

Mặc dù người dân ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An phản ánh về tình trạng đập Lim thuộc xã Đồng Thành và đập Lùng xã Thịnh Thành xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền vẫn rất thờ ơ. Hiện nay, 2 đập này đã vỡ, người dân chịu thiệt hại nặng nề chưa biết sẽ khắc phục như thế nào?

Bài 2: Người dân khốn khổ vì liên tiếp vỡ đập

 

vỡ đập Sự cố vỡ đập cùng với mưa to gây ngập lụt nhiều nơi trên địa bàn huyện Yên Thành vào tháng 7/2018.

Chỉ định cho vỡ đập nhưng không thông báo cho dân

Đập Lim thuộc xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành, huyện Yên Thành có trữ lượng 130.000m3 bên cạnh làm nhiệm vụ chia lũ cho vùng hạ du, đảm bảo môi sinh, môi trường còn phục vụ tưới cho nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân. Đập được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước nên đã xuống cấp nghiêm trọng.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng Ban Quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Thành cho biết, đập Lim xã Đồng Thành nằm trong số hơn 20 con đập yếu của huyện cần nâng cấp và sửa chữa khẩn cấp. Ngày 4/3 năm 2013, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt chủ trương đến tháng 5/2015 phê duyệt đấu thầu. Công ty CP xây dựng Tây An có trụ sở ở TP. Vinh trúng thầu (Công ty Tây An), UBND huyện Yên Thành làm chủ đầu tư với kinh phí 12 tỷ đồng, thi công trong thời gian 10 tháng. Tuy nhiên do chủ đầu tư chưa huy động được vốn nên mãi đến đầu năm 2018 nhà thầu mới tiến hành thi công nâng cấp và sửa chữa đập.

Trong quá trình thi công, đến tháng 7/2018, công trình này đối mặt với bão số 3 và hoàn lưu của bão dẫn đến sự cố vỡ đập. Qua tìm hiểu, sự cố vỡ đập Lim nằm trong tính toán của nhà thầu thi công. Theo cán bộ phụ trách kỹ thuật của Công ty Tây An, khi nước dâng cao biết không thể cứu được thân đập nên phía nhà thầu chủ động cho đập vỡ theo vị trí chỉ định, một mặt để đỡ mất thời gian chờ rút nước khi thi công trở lại.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân khi chủ động cho vỡ đập, Công ty Tây An không có bất cứ thông báo nào cho họ dẫn đến những thiệt hại rất nặng nề.

Ông Thái Văn Tùng, người dân xóm Đồng Trung bức xúc: khi hồ Lim bị vỡ, người dân không nhận được bất cứ thông báo nào. Do đó, họ không kịp chuẩn bị ứng phó dẫn đến thiệt hại rất lớn. Bên cạnh các loại cây rau màu và lúa bị ngập thì nhiều diện tích đất vườn và đất nông nghiệp bị trôi hết phần màu còn trơ lại lớp sạn ong nên khó cho việc gieo trồng lại.

Theo ông Tùng thì trong nhiều lần sinh hoạt xóm, người dân đã nêu lên những lo lắng gửi lên chính quyền xã nhưng chỉ thấy chính quyền im lặng. Trong vụ vỡ đập vừa rồi cũng không thấy động thái cứu đập của chính quyền, không huy động lực lượng cứu đập, không cảnh báo bà con… mà khi mọi việc đã rồi mới thấy lãnh đạo huyện và xã vào kiểm tra tình hình.. “Chuyện vỡ đập thì cũng vỡ rồi nhưng thời gian tới nếu không được hỗ trợ thì vụ sản xuất năm 2019 người dân sẽ không có nước tưới, nguy cơ nhiều diện tích bỏ hoang là rất lớn. Đời sống nhân dân đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn…”, ông Tùng chia sẻ.

Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã tìm gặp ông Thái Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Đồng Thành để xác minh. Tại buổi trao đổi, ông Thái Văn Thành cho biết: Đập Lim vỡ do thời gian này đập đang trong thời gian thi công nâng cấp cải tạo nên mọi phương án phòng chống đều do bên thi công đảm nhận, chính quyền chỉ hỗ trợ khi có yêu cầu!?

Chính quyền thờ ơ?

Trong đợt mưa lũ vừa qua đập Lùng ở xóm Trung Thịnh, xã Thịnh Thành với hàng chục ngàn m3 nước cũng bị vỡ. Cũng như Đồng Thành, chính quyền xã Thịnh Thành cũng bất lực trước sự cố. Dường như chính quyền ở đây thờ ơ với sự bảo vệ đập, xem nhẹ công tác phòng chống.

Ông Nguyễn Văn Lương ở xóm Trung Thịnh bức xúc cho biết: Khi nước ở đập dâng cao nguy cơ vỡ đập người dân đã gọi điện cho chính quyền xã thông báo về sự việc này thế nhưng không thấy chính quyền có động thái cứu đập bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân. Chính điều này đã dẫn tới đập bị vỡ.

Ông Trần Đình Ngà, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thịnh cho biết: Đập xuống cấp, xã cũng đã nhiều lần làm tờ trình lên huyện xin kinh phí sửa chữa nhưng không được nên xã chỉ biết tuyên truyền cho người dân chủ động để phòng tránh những nguy cơ vỡ đập. Theo ông Ngà thì đập là của địa phương quản lý nhưng việc nâng cấp sửa chữa cần nguồn kinh phí lớn ngoài sức cố gắng của địa phương. Hằng năm huyện đều có trích kinh phí sửa chữa những đập xuống cấp nhưng không hiểu tại sao đập Lùng tại xã Thịnh Thành không được đầu tư sửa chữa? Giờ đây đập đã vỡ huyện đã về kiểm tra nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hỗ trợ kinh phí để địa phương khắc phục bằng cách đắp lại để trữ nước cho vụ sản xuất tiếp theo.

Nói về sự cố vỡ đập Lim và đập Lùng trên địa bàn vừa qua, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành ông Vương Ngọc cho biết: Đối với đập Lim ở xã Đồng Thành lẽ ra đã hoàn thành việc thi công nâng cấp và sửa chữa lâu rồi thế nhưng do nguồn vốn tỉnh chưa bố trí được nên nhà thầu không thể tiến hành thi công. Năm 2017, 2018 nguồn kinh phí chuyển về cho huyện hơn 4 tỷ đồng, huyện chuyển cho nhà thầu họ mới triển khai thi công. Để xảy ra sự cố vỡ đập vừa qua lỗi đầu tiên là do nhà thầu thi công chậm, bên cạnh đó địa phương và nhà thầu thiếu các phương án ứng phó tại chỗ nên khi nước dâng cao nên lúng túng trong phương án xử lý.

Còn về đập Lùng ở xã Thịnh Thành đây là đập do địa phương quản lý. Thực tế đập cũng đã xuống cấp lâu nhưng huyện vẫn chưa cân đối được nguồn kinh phí để sửa chữa. Thời gian tới huyện sẽ khảo sát lập hồ sơ để đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương sửa chữa, nâng cấp còn thời điểm hiện tại thì việc khắc phục sự cố, huyện đang xem xét hỗ trợ địa phương tiến hành các bước cần thiết để tích nước đảm bảo cuộc sống môi sinh và nước tưới cho cây trồng trong vụ sản xuất tiếp theo..

Có thể nói, những thiệt hại từ việc vỡ đập tại Yên Thành vừa qua là hết sức nghiêm trọng và rõ ràng. Bên cạnh nguyên nhân từ thiên tai thì sự tác động của con người cũng không hề nhỏ. Theo lẽ thông thường có thiệt hại thì phải có bồi thường một cách hợp lý, hợp tình. Điều quan trọng ai sẽ là người phải đứng ra bồi thường cho người dân? Và bồi thường như thế nào? Những câu hỏi này xin gửi đến chính quyền tỉnh Nghệ An xem xét làm rõ để tạo niềm tin và sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân.

Theo số liệu báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống bão lụt huyện Yên Thành, trong tháng 7/2018 mưa to cộng với sự cố vỡ 2 đập vùng thượng nguồn nên nước lũ về nhanh gây ngập lụt trên diện rộng. Đã có trên 4.400ha lúa Hè-Thu đang trong thời kỳ ngậm đòng bị ngập, trong đó khoảng 2.000ha có nguy cơ mất trắng; gần 100ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập; hàng ngàn con gia cầm, thủy cầm bị lũ cuốn trôi. Đặc biệt, nước lớn cộng với hoàn lưu bão số 3 đã có hơn 900 hộ dân ở các xã Long Thành, Khánh Thành, Bảo Thành, Công Thành, Trung Thành bị nước tràn vào nhà; 140 hộ dân của xóm 5, xã Bảo Thành bị nước lũ cô lập.

PHONG DƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 15 phút trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 11 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.