Cứ đến mùa mưa lũ, bà con ở vùng hạ du của các hồ thủy điện, thủy lợi lại lo ngay ngáy không yên. Lũ chồng lũ đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trước thực tế đó, tỉnh Nghệ An đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Cả, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa cho vùng hạ du.
Xã hội -
Tùng Nguyên -
16:45, 14/08/2022 Thủy lợi, thủy điện phát triển thiếu tầm nhìn dài hạn thì những tác động tiêu cực đến sự tồn vong của các dòng sông cũng liên tục phát sinh như một hệ quả tất yếu. Mặc dù đã có quy định bảo đảm giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện, nhưng việc thực thi quy định này trên thực tế rất bất cập, làm gia tăng thêm thực trạng “bức tử” các dòng sông ở nước ta.
Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) cho thấy, sau 3 năm triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ thủy lợi – 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025).
Bạn đọc -
Trình Ba -
09:58, 25/10/2019 Báo Dân tộc và Phát triển số 1562, ra ngày 18/10, có đăng tải bài viết phản ánh việc làm trái phép của Công ty PV-INCONESS. Công ty đã ngang nhiên lấp gần 7ha mặt hồ thủy lợi Yên Thắng, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, Ninh Bình xây sân golf.
Trong các số báo trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải các bài viết phản ánh một loạt các vấn đề bất lợi từ mặt trái của các công trình thủy điện, thủy lợi như: cuộc sống của người dân bị đe dọa khi phải sống dưới những “quả bom nước”; thậm chí phải bỏ tài sản chạy thoát thân vì vỡ đập; tình trạng tích nước, xả lũ tùy tiện đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân vùng hạ lưu... Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, bởi sau cùng, khi đã nhường đất, cuộc sống của người dân nơi tái định cư vẫn ngổn ngang muôn phần...
Có lẽ chưa bao giờ vùng dân tộc và miền núi phải đối mặt với thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất nhiều như thời gian vừa qua. Điều đáng nói là nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do khách quan mà một phần do con người tác động. Trong đó có tình trạng xây dựng ồ ạt, và quản lý vận hành yếu kém từ các hồ thủy điện, thủy lợi. Đối với các công trình thủy điện, bên cạnh mặt tích cực là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, việc xây dựng ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý và chủ đầu tư đã dẫn đến những hệ lụy khó lường cho người dân, đặc biệt là đồng bào vùng DTTS, miền núi.
Ngoài những lợi ích mang lại thì những bất lợi của các công trình thủy điện, thủy lợi đến môi trường và đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân là không thể phủ nhận. Vậy làm thế nào để tăng lợi ích, giảm thiểu những điều bất lợi từ các công trình thủy điện, thủy lợi?
Mặc dù người dân ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An phản ánh về tình trạng đập Lim thuộc xã Đồng Thành và đập Lùng xã Thịnh Thành xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền vẫn rất thờ ơ. Hiện nay, 2 đập này đã vỡ, người dân chịu thiệt hại nặng nề chưa biết sẽ khắc phục như thế nào?
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 902 công trình thủy lợi, với trên 60% công trình được kiên cố hóa. Thời điểm này bắt đầu cao điểm mùa mưa lũ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị quản lý tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, cung cấp đủ nước để các địa phương tập trung sản xuất vụ mùa.
Chỉ vài chục cây số đầu nguồn sông Kôn, đoạn chảy qua tỉnh Bình Định, những cơ quan chức năng đã cho phép triển khai đến 14 nhà máy thủy điện, có tổng công suất lắp máy 312,1MW. Trái ngược với số lượng nhà máy thủy điện xuất hiện ở đây, là đời sống kinh tế-xã hội của người dân ngày càng khó khăn do phải di dời, hoặc nhường đất để xây dựng các công trình thủy điện, bên cạnh đó, họ còn thường trực nỗi lo thiên tai mỗi khi mùa mưa lũ đến.
Từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai đã làm 110 người chết và mất tích, 82 người bị thương, tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.600 tỷ đồng và chịu ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực miền núi phía Bắc…
Nhiều thập kỷ qua, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy lợi, thủy điện. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, việc xây dựng các công trình này đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện dù được quan tâm nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.
Công trình đập tràn Bai Căng, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa được đưa vào sử dụng cuối năm 2011, sửa chữa năm 2017, nhưng đến nay vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bởi sự xuống cấp và lỗi thiết kế. Hiện, người dân sống quanh đập đang trong tình cảnh bất an, nhất là trước diễn biến thất thường của thời tiết thời gian qua.
Là một huyện miền núi, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; đợt mưa lũ vừa qua hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Văn Chấn bị thiệt hại nặng nề. Để nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp, hiện tại huyện Văn Chấn đang tập trung nhân lực, máy móc để khắc phục các công trình thủy lợi hư hỏng do mưa lũ gây ra, bảo đảm nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Là huyện mới chia tách còn nhiều khó khăn của tỉnh Điện Biên, những năm qua, huyện Mường Nhé đã thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, góp phần từng bước phát triển đời sống của đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.