Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Di dân, tái định cư để xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện: Cần giải quyết căn cơ, bền vững

PV - 16:48, 02/04/2018

Nhiều thập kỷ qua, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy lợi, thủy điện. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, việc xây dựng các công trình này đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện dù được quan tâm nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.

Theo báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đến năm 2017, trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên đã xây dựng 81 dự án thủy lợi, thủy điện thuộc 15/19 tỉnh. Các dự án này đều phải thực hiện giải phóng mặt bằng, đền bù, di dời, tái định cư. Tổng số dân phải di dời, tái định cư gần 30.000 hộ với 130.000 khẩu. Chính sách hỗ trợ di dân, tái định cư đã tổ chức di chuyển được gần 26 nghìn hộ, trên 124 nghìn nhân khẩu, đạt 86,3% kế hoạch. Đã giao gần 27 nghìn ha đất các loại cho trên 17 nghìn hộ tái định cư. Bình quân đất ở từ 400-500m2/hộ; đất sản xuất đạt 1,2-1,5 ha/hộ. Tại các điểm tái định cư các công trình, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ.

Cuộc sống của đồng bào di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện bị ảnh hưởng lớn…Ảnh: minh họa Cuộc sống của đồng bào di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện bị ảnh hưởng lớn…Ảnh: minh họa

 

Tuy nhiên, một số chính sách tái định cư cho những hộ dân bị ảnh hưởng do thu hồi đất để xây dựng các công trình thủy điện chưa thống nhất; mức bồi thường, hỗ trợ khác nhau giữa các dự án. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong việc quy hoạch, bố trí, sắp xếp, ổn định dân di cư có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Việc xả lũ các hồ chứa trong mùa mưa gây nguy hiểm, ngập lụt cho hạ lưu. Nhiều diện tích rừng bị phá; hầu hết diện tích trồng lúa, hoa màu bị ngập. Môi trường sinh thái thay đổi, nhiều loài động, thực vật không còn. Cuộc sống, sinh hoạt của đa số người dân bị tác động, ảnh hưởng, đảo lộn. Đa số người dân sau khi di dời, tái định cư cuộc sống vẫn khó khăn, thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định… Thống kê gần đây nhất cho thấy, có tới 46% số hộ tái định cư thuộc diện hộ nghèo.

Về nguyên nhân, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi xây dựng các công trình thủy điện đã thiếu một quy hoạch bài bản và tầm nhìn dài hơi do trình độ quản lý của một số ngành liên quan đến công tác di dời, tái định cư còn nhiều hạn chế. Chính sách đền bù, tái định cư mới chỉ dừng ở việc đền bù sử dụng đất và các tài sản bị thiệt hại trực tiếp, chưa tính đến các thiệt hại gián tiếp về thu nhập, kinh tế như lợi thế từ vị trí kinh doanh, đánh bắt cá, sản phẩm rừng… khiến người dân gặp nhiều khó khăn.

Nhằm đánh giá chính sách, có giải pháp ổn định dân cư di dân, tái định cư các công trình thủy điện, mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã làm việc với một số bộ, ngành liên quan về chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Nhiều đại biểu cho rằng, cần tăng cường công tác giám sát và khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về quy hoạch, bồi thường di dân và tái định cư đối với các công trình thủy điện, thủy lợi trên cả nước. Từ đó có giải pháp nhằm đảm bảo được phát triển kinh tế gắn với đảm bảo môi trường và đời sống của nhân dân vùng dự án. Có giải pháp quy hoạch, lập dự án, di chuyển ổn định cuộc sống cho người dân di cư. Giao cho một cơ quan thống nhất quản lý, làm đầu mối theo dõi quá trình thực hiện. Cần thực hiện phân cấp, quy định rõ nguồn vốn tái định cư, cả người dân di dời và người dân sở tại phải được tham gia thảo luận trực tiếp vào quá trình dời chuyển tái định cư...

Theo ông Nguyễn Cường Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nên giao cho địa phương làm chủ đầu tư dự án di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện vì chính quyền địa phương rất sâu sát với người dân cũng như hiểu bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào để đưa ra những quyết định phù hợp…

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho biết: Người dân bị ảnh hưởng của vùng dự án thủy lợi, thủy điện phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Bức tranh di cư cần được đánh giá, nhìn theo quy luật tự nhiên nhất. Các chính sách đã thực hiện nhiều, nhưng thiếu nguồn lực, nhiều nội dung chưa phù hợp, một số bất cập sẽ kiến nghị điều chỉnh trong thời gian tới để đồng bào di dân, tái định cư có cuộc sống ổn định, bền vững.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 1 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 8 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 8 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 8 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 9 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 9 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.