Cùng với các địa phương trong nước, tỉnh Bắc Giang đang tích cực, chủ động tiến hành công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Liên quan đến nội dung này, Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Dương Văn Thái, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo bầu cử tỉnh Bắc Giang.
LTS: Ở nơi ấy, năm nào cũng bị dòng nước dữ nhấn chìm nhiều bản làng, nương rẫy khiến nhà trôi, người mất… Nhưng, bây giờ, tất cả đã lùi xa để nhường chỗ cho màu xanh ngút ngát với nương sắn, đồi keo; với nếp nhà sàn bình yên... Từ trong lũ dữ, người dân đã nắm chặt tay nhau hơn để vượt qua hoạn nạn bằng tình người, bằng những bài học được đánh đổi qua năm tháng chống chọi với thiên tai… để hồi sinh.
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang tới rất gần. Để vận động tranh cử, các ứng cử viên ĐBQH nói chung, ứng cử viên người DTTS nói riêng đã thể hiện tâm huyết, trách nhiệm thông qua Chương trình hành động của mình. Trong đó, nhiều ứng cử viên đặt trọng tâm chương trình hành động về vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cùng với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Khóa XV, những ngày này, ứng cử viên Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Khóa XIV đã có nhiều hoạt động tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Thái Nguyên.
“Từ thực tế cuộc sống của người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi còn nhiều khó khăn, nếu tái cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) sẽ giúp tôi tiếp tục đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường Quốc hội, đặc biệt quan tâm đến chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn". Đó là chia sẻ của ứng cử viên ĐBQH khóa XV Leo Thị Lịch khi nói về Chương trình hành động của mình.
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2021) và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5/2021), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết quan trọng: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".
Tiếp tục các cuộc tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV nói chung, ứng cử viên là người DTTS nói riêng đã trình bày Chương trình hành động của mình để thuyết phục cử tri. Trong đó, các ứng cử viên đặc biệt quan tấm đến vấn đề làm thế nào để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Là người con của đồng bào DTTS rất ít người, sống ở vùng cực Bắc Tổ quốc, tôi luôn nhận thấy phải cố gắng hết mình để có những đóng góp thiết thực xây dựng quê hương Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung”. Đó là chia sẻ của chị Phù Thị Thiên, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Hiện chị đang giữ chức vụ Phó Phòng Dân tộc huyện Quang Bình. Chị là đại diện duy nhất của dân tộc Pà Thẻn (dân tộc rất ít người) tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV.
Do địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Sóc Trăng đã và đang đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về cuộc bầu cử đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cử tri đồng bào dân tộc Khmer, dân tộc Hoa.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đã được huyện Thạch Thất triển khai một cách toàn diện, nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, đúng hướng dẫn của Trung ương. Ủy ban Bầu cử huyện cũng đã chủ động xây dựng các kịch bản bầu cử trong điều kiện chống dịch Covid-19.
Nếu phải nói gì đó về đợt dịch Covid - 19 thứ 4 này, thì đó là tốc độ lây lan mạnh hơn, rộng hơn, đỉnh dịch có vẻ như dài hơn, ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất trong mỗi ngày với sự xuất hiện của chủng vi rút biến thể kép. Thật đáng lo ngại khi lần đầu tiên trong suốt một năm rưỡi chống dịch của Việt Nam, 10 cơ sở y tế đã phải phong tỏa, cách ly; nhiều bệnh viện tuyến cuối đã bị “xuyên thủng”.
Băng suối, vượt đèo trong tiết trời mưa xối xả, chúng tôi có mặt ở những địa bàn miền núi khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh trước ngày bầu cử. Tại các điểm bầu cử, mọi thông tin về ứng cử viên, danh sách cử tri được niêm yết đầy đủ; cơ sở vật chất, công tác phòng chống dịch Covid-19 được chuẩn bị chu đáo. Khắp nơi đã được trang hoàng cờ hoa, pano, băng-zôn, khẩu hiệu, tiếng phát thanh trên những chiếc loa tuyên truyền về công tác bầu cử vang vọng khắp nơi, tạo nên không khí háo hức trong Nhân dân về ngày hội non sông.
Trong những ngày qua, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV là người DTTS đã và đang thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri tại nơi ứng cử. Chương trình hành động của các ứng cử viên đều tập trung vào sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu về Chương trình hành động của một số ứng cử viên người DTTS.
Vừa qua, Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV theo từng đơn vị bầu cử. Theo danh sách, cả nước có 868 người ứng cử để bầu 500 ĐBQH khóa XV. Trong đó, độ tuổi bình quân là 46, người cao tuổi nhất là 77, người trẻ tuổi nhất là 24. Đáng chú ý, tại đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Điện Biên có 2 nữ ứng cử ĐBQH trẻ tuổi nhất, là Lý Thị An và Quàng Thị Nguyệt, dân tộc Khơ Mú, đều sinh năm 1997.
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sắp cận kề. Trước tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp, lực lượng Bộ đội biên phòng (BĐBP) cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, vừa thực hiện nhiệm vụ canh giữ biên giới, căng mình chống dịch, đồng thời, chuẩn bị chu đáo để tổ chức thành công cuộc bầu cử.
Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Ngày 23/5 - Ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tỉnh Kon Tum đang tích cực tuyên truyền đến cử tri về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong đó, việc tuyên truyền cho người dân là đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh đặt lên hàng đầu, bởi chiếm tới 53% số dân, đồng bào các dân tộc thiểu số là lực lượng quan trọng, góp phần vào thành công của cuộc bầu cử.
Trong sự thành công của mỗi nhiệm kỳ Quốc hội đều có vai trò đóng góp của các đại biểu là người dân tộc thiểu số (DTTS). Việc tăng cường sự tham gia của đại diện người DTTS vào Quốc hội và cơ quan dân cử ở các địa phương là một chủ trương đúng đắn nhưng cũng là công việc khó khăn với những đặc thù riêng, cần đến sự quan tâm của cả hệ thống chính trị.
Cùng với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV trên địa bàn toàn quốc, những ngày này, ứng cử viên Tráng A Dương - Quyền Vụ trưởng Vụ Địa phương II (Ủy ban Dân tộc) đang có nhiều hoạt động tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Hà Giang. Trong Chương trình hành động của mình, ứng cử viên Tráng A Dương đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tính đến sáng ngày 11/5/2021, Việt Nam đã ghi nhận con số 3.489 ca nhiễm. Trong đó, số mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 486 ca. Hơn lúc nào hết, người dân cần nêu cao ý thức tự giác, hạn chế tối đa việc đi lại nếu không thực sự cần thiết và tuyệt đối tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Tiêu chuẩn chung của người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.