Đại diện của đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia làm đại biểu Quốc hội đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mang tiếng nói, tâm tư nguyện vọng của đồng bào đến với Quốc hội, Chính phủ để xây dựng chính sách, triển khai chính sách phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán của đồng bào.
Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ÐBQH) khóa XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Những ngày này, các huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão (Bình Định) đang khẩn trương hoàn tất các bước chuẩn bị bầu cử theo đúng kế hoạch, quy trình. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có 10 làng ở vùng sâu, vùng xa được đề nghị bầu cử sớm 1 ngày.
Thời gian này, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV đã và đang thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri vận động bầu cử. Theo đó, nhiều ứng cử viên là người DTTS đã trình bày chương trình hành động của mình một cách rất tâm huyết. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu về chương trình hành động của một số ứng cử viên người DTTS.
Những ngày này, cùng với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV trên địa bàn toàn quốc, các ứng cử viên của tỉnh Sóc Trăng, trong đó có ứng cử viên là người DTTS đang có nhiều hoạt động tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử. Trong chương trình hành động của mình để trình bày khi tiếp xúc cử tri, nhiều ứng cử viên quan tâm đặc biệt đến vấn đề tăng cường công tác an sinh xã hội cho đồng bào...
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đơn vị của tỉnh Lào Cai đã chuẩn bị phương án bầu cử trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp., Đặc biệt vừa qua, các ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI đã thực hiện tiếp xúc cử tri trực tuyến để vận động bầu cử.
Ngày 23/5/2021 tới đây, cử tri cả nước sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình – cầm lá phiếu bầu đại biểu quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đại biểu được cử tri tín nhiệm trong lá phiếu, chính là những người sẽ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri.
Huyện miền núi Như Xuân có tổng số cử tri tham gia bầu cử trên địa bàn là 47.787 người. Theo quy định, Như Xuân là đơn vị bầu cử số 3 bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và là đơn vị số 7 bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, ngày 4/5 huyện đã niêm yết danh sách ứng cử viên tại khu vực bỏ phiếu và trụ sở Huyện ủy, UBND cấp huyện, cấp xã và triển khai các bước tiếp theo trong kế hoạch bầu cử. Hiện địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho cư tri tham gia bầu cử đầy đủ, gắn với việc nghiêm túc thực hiện công tác phòng dịch bệnh covid-19.
Vừa qua, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Trong danh sách này có nhiều ứng cử viên (UCV) người DTTS đến từ các địa phương, đơn vị, lĩnh vực công việc nhau. Tuy nhiên, trong Chương trình hành động họ có chung một điểm là hướng về cơ sở, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi. Dưới đây là ghi nhận của phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về chia sẻ của một số ứng cử viên đại biểu Quốc hội người DTTS.
Kỷ niệm 67 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là dịp chúng ta ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc để tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta mãi mãi coi đó là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh cổ vũ chúng ta đi tới những thắng lợi mới.
Các phần việc chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang được các địa phương thực hiện nghiêm túc, quyết liệt. Trong đó, trọng tâm vẫn là tập huấn nghiệp vụ bầu cử; rà soát, tháo gỡ sớm những vướng mắc, khó khăn ở cơ sở; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh trật tự…
Để góp phần cho Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra thàng công, công tác chuẩn bị đã được các cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) triển khai chu đáo. Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác bầu cử huyện Lục Nam xung quanh vấn đề này.
Sự kiện - Bình luận -
Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc -
09:00, 04/05/2021 Cách đây 75 năm, ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58/SL thành lập Bộ Nội vụ, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số - tổ chức tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay. Từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – một chặng đường 75 năm lịch sử. Trên chặng đường không ít gian lao nhưng cũng rất đỗi tự hào ấy, cơ quan làm công tác dân tộc luôn hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ là tham mưu cho Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, từ đó đóng góp quan trọng vào sự phát triển toàn diện của vùng DTTS và miền núi.
Từng giữ cương vị là Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực công tác dân tộc. Nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, vị lãnh đạo lão thành này đã có cuộc trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển những cảm nhận về thành tựu trong công tác dân tộc; gửi gắm niềm tin, hy vọng đến đội ngũ những người làm công tác dân tộc hôm nay...
Nhiệm kỳ 2016 - 2020 khép lại với những dấu ấn lịch sử của công tác dân tộc. Trong giai đoạn mới, công tác dân tộc đứng trước những cơ hội mới, nhiệm vụ mới, tầm vóc mới. Theo chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều ông quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bảo đảm đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan.
Hàng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Năm 2021 đánh dấu 135 năm thế giới kỷ niệm sự kiện này.
An toàn vệ sinh lao động là một trong những vấn đề quan trọng được cả hệ thống chính trị, Nhân dân quan tâm.
11h30 ngày 30/4/1975, khi lá cờ cách mạng tung bay trên thành lũy cuối cùng của chính quyền Sài Gòn cũng là lúc non sông nối liền một dải, nhà nhà chung niềm vui đoàn tụ.
Năm nay, Cơ quan làm công tác dân tộc kỷ kiệm 75 năm Ngày truyền thống (3/5/1946 – 3/5/2021) khi đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc những năm qua, kế thừa, phát huy truyền thống 75 năm của ngành, Cơ quan làm công tác dân tộc vững tin viết tiếp trang sử vẻ vang để cùng các cấp, các ngành, các địa phương hiện thực hóa khát vọng về một nước Việt Nam thịnh vượng vào năm 2045 đã được Đảng ta xác định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
46 năm trước, sau những ngày tiến công thần tốc, dũng mãnh chọc thủng những phòng tuyến cuối cùng của quân ngụy Sài Gòn, gần trưa ngày 30-4-1975, xe tăng của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã húc đổ cổng dinh Độc Lập, bộ đội ta tiến vào sào huyệt của ngụy quyền Sài Gòn, buộc tổng thống ngụy Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các phải đầu hàng vô điều kiện.
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trang sử chói lọi ấy đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta biến thành khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.