Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trách nhiệm cá nhân trong cuộc chiến chống dịch

Văn Hoa - 19:22, 23/08/2021

Trước diễn biến khôn lường và phức tạp của dịch Covid-19, khi mỗi ngày có hàng nghìn người nhiễm bệnh, cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương đang nỗ lực nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân. Tuy nhiên, một bộ phận người dân còn lơ là, chủ quan, thậm chí là thiếu ý thức, chống người thi hành công vụ khiến việc kiểm soát dịch bệnh thêm khó khăn. Việc lựa chọn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, giữa sự sống và cái chết.. lúc này sẽ tùy thuộc rất nhiều vào ý thức mỗi người.


Số ca nhiễm Covid-19 vẫn đang tăng nhanh. Ảnh Bộ Y tế.
Số ca nhiễm Covid-19 đang tăng ở một số địa phương trong những ngày gần đây. Ảnh Bộ Y tế.

Dịch Covid-19 và những hiểm họa khôn lường

Tính đến ngày 23/8/2021, trên thế giới đã có hơn 212 triệu người nhiễm Covid-19, trong đó số ca tử vong là hơn 4,446 triệu người. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có hơn 358 nghìn ca nhiễm, hơn 8.000 ca tử vong.

Đại dịch Covid-19 với sự xuất hiện của biến chủng mới, có khả năng lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân.

Để khống chế đại dịch, nhiều địa phương đã triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg; trong đó nhiều địa phương còn thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn như nghiêm cấm người dân ra đường theo các khung giờ. Mục đích chính là, phòng chống dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, tận dụng tối đa thời gian, nguồn lực để bảo vệ Nhân dân.

Điều đáng buồn là, một bộ phận người dân đã không tuân thủ các chỉ thị và yêu cầu của Chính phủ một cách nghiêm túc, đi ngược lại với những nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Nhiều người không hiểu là coi thường dịch bệnh, hay thích “chơi ngông”, vẫn hồn nhiên tập thể dục tại nơi công cộng, hay không đeo khẩu trang, thậm chí còn tỏ ra khó chịu khi bị nhắc nhở. Phải chăng, việc đeo khẩu trang khó khăn hơn cả đeo máy thở?

Còn nhớ 3 đợt dịch trước, Việt Nam được truyền thông thế giới ca tụng đã có nhiều biện pháp phòng chống dịch hiệu quả; các y, bác sĩ Việt Nam rất giỏi, có thể chữa được những bệnh nhân đứng giữa bờ vực sinh tử có thể sống lại, nhiều bệnh nhân khỏi bệnh được tặng hoa khi xuất viện...

Những hình ảnh đó, khiến một bộ phận người dân lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch bệnh, coi nhẹ những hậu quả có thể xảy ra. Thế là, một số người dân vẫn ra ngoài đường như chưa có lệnh giãn cách, một số cuộc "trà dư tửu hậu", một số quán Massage, karaoke vẫn hoạt động… bất chấp lệnh cấm.

Phải chăng, đợt dịch thứ 4 đã cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người, một phần nguyên nhân cũng do ý thức lơ là, chủ quan? Trong số đó, không ít người bị vạ lây bởi những người thân vô ý thức, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. 

Nhân viên y tế xử lí thi thể bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ảnh tư liệu
Nhân viên y tế xử lí thi thể bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ảnh tư liệu

Trách nhiệm cá nhân

Những ngày qua, lực lượng các y, bác sĩ đang gồng mình, chạy đua với thời gian để chống dịch; đang mặc trong mình những bộ đồ bảo hộ kín mít cháy da, cháy thịt để đảm bảo an toàn, sinh mạng cho chính chúng ta. Và hầu hết trong số họ, đã vài tháng không được về với gia đình. Vậy mà vẫn có những đối tượng là F0, F1 trốn khỏi các khu cách ly, gây nguy hiểm cho người khác.

Kể từ khi có dịch bệnh, cả hệ thống chính trị, các tổ chức thiện nguyện đã nỗ lực nhằm hỗ trợ cho người dân, không để ai bị thiếu lương thực. Thế mà, hình ảnh không chịu xếp hàng, xô đẩy, thậm chí còn “tranh cướp” bấp chấp khuyến cáo về khoảng cách đã xảy ra. Nhiều người tự ý về quê, với lý do không nhận được gói hỗ trợ nào, vì túng quẫn nên phải về. Trong khi đó, khi được hỏi họ tên, địa chỉ họ lại không trả lời được. Phải chăng, chính họ đã phủ nhận lại những tình cảm, tình thương mà người khác dành cho họ.

Dẫu biết là khó khăn, nhưng khi ở giữa vùng dịch, khi mà mỗi ngày có hàng ngàn ca nhiễm bệnh và chính bản thân mỗi người cũng có thể đã mang mầm bệnh, vậy có lý do gì mang sự nguy hiểm ấy về cho người thân, gia đình.

Thời gian qua, các lực lượng chức năng đã căng mình bám chốt để đảm bảo an toàn cho người dân. Nhưng ngược lại, nhiều đối tượng lại trốn khỏi hoặc thâm nhập vào các khu cách ly, khi bị nhắc nhở đeo khẩu trang hoặc các quy định giãn cách lại cảm thấy khó chịu, chống đối, thậm chí tấn công tổ phòng chống dịch. Việc đó có nghĩa là tấn công lại những người đang bảo vệ mình.

Đáng buồn hơn nữa là, trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, thì lại có những đối tượng đóng giả lực lượng kiểm soát phòng chống dịch để cưỡng đoạt tài sản; giả danh công an lừa đảo làm giấy xét nghiệm Covid-19; tung tin đồn và bán thuốc giả chữa Covid-19 nhằm trục lợi, tung tin đồn về số ca nhiễm và tử vong…

Còn với nhiều người “điếc không sợ súng”, họ lạc quan tụ tập nơi phòng trọ, các ngõ xóm để đánh bài, hàn huyên tâm sự, ăn nhậu với nhau. Đây cũng là nguyên nhân của những gia đình, ngõ xóm đều là F0 sau nhiều ngày thực hiện giãn cách xã hội.

Đặt một giả thiết rằng, khi dịch đang ở mức độ nhẹ, nếu người dân ai cũng tuân thủ theo các chỉ thị và yêu cầu của Chính phủ một cách nghiêm túc, thì mỗi người dân sẽ là những kháng thể tạo thành một “lá chắn thép”; thử hỏi, virus nào có thể xâm nhập được.

Trong khoảng thời gian gần đây, tỷ lệ F0 trong cộng đồng có xu hướng tăng. Nguyên nhân chính là do người dân không thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, nhiều trường hợp còn sử dụng giấy đi đường khống. 

Theo ghi nhận, tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ F0 trong cộng đồng tăng vọt trên 70% trong những ngày gần đây. Còn Hà Nội, vẫn không thể bóc tách hết số F0 trong cộng đồng. Trong khi cả nước đang căng mình phòng chống dịch bệnh, thì chỉ cần một vài cá nhân thiếu ý thức có thể làm sụp đổ những thành quả của biết bao con người đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh.

Và nếu cứ theo đà này, khi hệ thống y tế đã không còn đủ sức đáp ứng, hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc. Vậy nên mới nói, chuyện sinh - tử phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi người./.

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Giáo dục - PV - 6 giờ trước
Sáng 9/6, trên 116.000 lượt thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên và lớp 10 chuyên của Hà Nội, đã có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi.
Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Pháp luật - Trương Vui - 6 giờ trước
Thông tin cá nhân là loại thông tin giá trị nhất, là tài sản của cá nhân và tổ chức, vì vậy, đây được coi là “mỏ vàng”, là mục tiêu săn tìm của tội phạm mạng. Thời gian qua, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền riêng tư, là cơ sở để vấn nạn mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo công nghệ cao diễn ra tràn lan và ngày càng nhức nhối.
Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Kinh tế - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Quảng Ninh là 1 trong 6 địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ kết quả này, năm 2023, thị xã Đông Triều đặt mục tiêu 100% các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh và xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Nghề nghiệp - Việc làm - Trương Vui - 7 giờ trước
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Hà Nội, hiện có khoảng 139 làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, gần 100 làng nghề đang trong tình trạng ô nhiễm; khoảng 36% hộ sản xuất trong làng nghề không có công trình xử lý chất thải, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải tại nhiều làng nghề vượt giới hạn nhiều lần. Để giải quyết vấn đề này, TP. Hà Nội đã đưa ra danh mục về các làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi “Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống” của UBND Thành phố.
Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Xã hội - An Yên - 7 giờ trước
Nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa đã đặt toàn tỉnh Nghệ An trước nguy cơ cháy rừng, thiếu hụt nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Một loạt các biện pháp đối phó với những khó khăn trên đang được tỉnh Nghệ An triển khai quyết liệt.
Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023 là 1 trong 10 hoạt động được tổ chức tại Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La “Điểm đến thiên khu vực hàng đầu thế giới năm 2023”. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp, lôi cuốn người xem.
Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Sắc màu 54 - Sơn Gia Phúc - 7 giờ trước
Từ xa xưa, người Co có nhiều phong tục, tập quán dân gian thông qua các lễ hội cộng đồng. Một hoạt động dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Co là làm trống đất để thực hiện trong Nghi lễ cầu mưa, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân được an lành, yên vui, ấm no, hạnh phúc. Mỗi chiếc trống đất mang ý nghĩa đại diện cho một vị thần
Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Sắc màu 54 - Phương Anh - 7 giờ trước
Miền non nước Cao Bằng vẫn luôn ẩn chứa bao điều thú vị, bất ngờ. Mảnh đất với núi non hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, nơi có những món ăn ngon và con người thân thiện, mến khách… Sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa còn được bộc lộ qua kiến trúc những ngôi nhà trình tường của đồng bào Dao tiền xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi

Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm"

Tin tức - Vân Khánh - 15 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Tổ truyền thông cộng đồng và Chi hội Phụ nữ từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ DTTS, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa tổ chức Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" năm 2023.
Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sản phẩm - Thị trường - Tráng Xuân Cường - 23:59, 08/06/2023
Miền Cao nguyên trắng Bắc Hà không chỉ được biết đến với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, nên thơ, mà còn được biết đến với nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc, nổi bật với văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, các nông sản đặc trưng, đặc hữu, các sản phẩm OCOP là những món quà lưu niệm ý nghĩa. Những tinh hoa đó đã được tập hợp, tái hiện trong Tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng DTTS và miền núi, nhân Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Hè 2023.
Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tin tức - Vân Khánh - 23:50, 08/06/2023
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.