Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn công tác đối ngoại "phải luôn luôn vì lợi ích của dân tộc mà phục vụ". Thực hiện lời dạy của Người, trong 35 năm đổi mới, công tác đối ngoại Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc và phục vụ Nhân dân.
Nhân dịp Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về các thành tựu trong công tác đối ngoại của đất nước. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn.
Sau hàng chục năm biền biệt xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ về thăm quê hai lần, ấy là năm 1957 và 1961. Trong sâu thẳm cõi lòng, kỷ niệm những ngày Bác về thăm đã là một di sản thiêng liêng, một nguồn sức mạnh tinh thần vô giá cho những người con xứ Nghệ. Bao năm rồi quê hương vẫn vọng mãi lời Người. Để rồi những lời dạy ân cần, thiết tha, trách nhiệm, kỳ vọng… ấy, đã trở thành niềm tin, ngọn lửa soi đường, chỉ lối để Nghệ An vững bước đi lên.
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, khi số ca nhiễm mỗi ngày vẫn tăng cao. Nhiều nơi, dịch đang tấn công mạnh vào trường học, nhà máy, vùng DTTS… gây khó khăn cho công tác phòng, chống và dập dịch. Ngoài việc đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin đủ liều, thì yêu cầu 5K gắn với việc tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống vẫn đang là giải pháp hữu hiệu nhất.
Mỗi mùa mưa bão đi qua, cái đọng lại sau cùng vẫn là những hệ lụy, thiệt hại, tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Những tổn thất, hậu quả mưa bão của năm sau thường có những diễn biến phức tạp và nặng nề hơn năm trước, nhưng bài học kinh nghiệm, phương án ứng phó, kiểm điểm trách nhiệm… thì dường như “vẫn cũ".
“Vũ điệu kết đoàn” , là tác phẩm được dày công nghiên cứu bởi bà Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, một người con của vùng đất Sơn La - nơi có đông đồng bào các dân tộc cùng sinh sống. “Vũ điệu kết đoàn” không đơn thuần chỉ là một sản phẩm nghệ thuật kết tinh những nét đẹp văn hóa của các dân tộc, mà còn là thông điệp của tình đoàn kết, sự gắn bó của các dân tộc; góp phần xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trao đổi bên lề Hội nghị Văn hoá toàn quốc, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều đại biểu đánh giá, những giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
Hầu hết cư dân các dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở địa bàn miền núi, không gian cư trú cách biệt, khó khăn về giao thông và hạ tầng cơ sở khác. So với miền xuôi, với các đô thị lớn, đời sống của đồng bào còn DTTS còn thấp, trình độ dân trí chưa cao. Rút ngắn khoảng cách, tạo cơ hội phát triển đồng đều giữa các dân tộc là mục tiêu nhất quán trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và đã đạt nhiều thành tựu.
Bảo đảm ứng xử công bằng, khoa học, trên tinh thần tôn trọng các giá trị văn hóa của các dân tộc là một yêu cầu hết sức cần thiết. Đồng thời, cần nghiêm khắc nhìn nhận, xử lý, ngăn chặn và dẹp bỏ tâm lý dân tộc hẹp hòi dẫn đến những định kiến, kỳ thị không đáng có trong một xã hội văn minh và một quốc gia lấy tinh thần đại đoàn kết toàn dân làm sức mạnh nội sinh.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 sẽ được tổ chức vào ngày 24/11 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, với mục tiêu đánh giá thực trạng, kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2045.
TP. Hồ Chí Minh là địa phương đã phải chịu nhiều tổn thương và mất mát do đại dịch Covid-19 gây ra trong thời gian vừa qua. Để tạm khép tại nỗi đau, đoàn kết bước tiếp trên con đường phía trước, Đại lễ Cầu siêu để tri ân, tưởng niệm, đồng bào, cán bộ chiến sĩ đã hy sinh, tử vong vì Covid-19 vừa diễn ra tối 19/11, trên nhiều địa phương trong cả nước, chính là một nốt lặng đầy cảm xúc, thấm đẫm tính nhân văn và tình dân tộc.
Đại lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 sẽ được cử hành trọng thể vào tối 19/11. Đó không chỉ là tình dân tộc, mà còn là nghĩa đồng bào trong cơn hoạn nạn. Lễ tưởng niệm đã thêm một lần nữa khẳng định sự sẻ chia, chung tay xoa dịu nỗi đau vì dịch bệnh để người dân cả nước đoàn kết, kề vai bước tiếp sau những mất mát, đau thương.
Lễ Tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 19/11/2021; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Phùng Khánh Tài chia sẻ với báo chí về công tác chuẩn bị cho đại lễ đặc biệt này.
Vào 20h tối nay (19/11), tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước sẽ đồng loạt thỉnh chuông và thắp nến, dâng hương, tưởng niệm, cầu siêu cho đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong đại dịch Covid-19. Việc làm này được đánh giá mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc; thể hiện tình dân tộc, nghĩa đồng bào, một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam .
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, “phi nông bất ổn” chưa bao giờ lại là chân lý vững chắc đến như vậy. Mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước. Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” mới được khai mạc chiều 16/11, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã góp phần khắc họa và khẳng định thêm những tư tưởng đó của Người về văn hóa.
Dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn tất cả, nhưng tình người thì vẫn vẹn nguyên. Dường như càng trong gian khó của dịch bệnh, tình người càng thêm ấm áp và ngời sáng, trở thành động lực để chúng ta chiến thắng dịch bệnh, đưa cả nước trở lại cuộc sống bình thường mới.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã khép lại, hoàn thành toàn bộ Chương trình đề ra. Quốc hội đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Kỳ họp thành công đã góp phần tạo tiền đề cho toàn khóa với tinh thần đổi mới, sáng tạo.
Trong quy định mới nhất về chức danh nghề nghiệp giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định, có 3 hạng chức danh và giáo viên thứ hạng cao có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cao hơn thứ hạng thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xếp hạng đạo đức giáo viên đang tiếp tục “làm khó” các nhà giáo.
Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV đã bước vào đợt họp thứ hai, với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Trên nhiều bản làng vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhiều cử tri bày tỏ niềm tin và mong muốn Quốc hội tiếp tục dành sự quan tâm đến các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.