Năm 2021 là một năm đầy khó khăn, thách thức khi đại dịch Covid-19 tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, sự chung tay của toàn xã hội đã giúp cho người nghèo, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 vượt qua khó khăn, đón một cái Tết ấm áp, đủ đầy. Nhân dịp đón Xuân Nhâm Dần năm 2022, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến về vấn đề này.
Bắt đầu từ ngày mai 29/1, cũng là ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cả nước bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022 theo phát động của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 11/1 vừa qua, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong hai năm 2022 và 2023. Mục tiêu chính của chương trình là tiếp tục chia sẻ khó khăn với người dân, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, ổn định sản xuất, kinh doanh, tạo thêm dư địa cho phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn.
Đã hơn nửa thế kỷ kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, nói chuyện tại Đại hội thi đua các Đội Thanh niên xung phong (TNXP) chống Mỹ, cứu nước, vào ngày 12/1/1967 ở Thủ đô Hà Nội, nhưng lực lượng cựu TNXP vẫn luôn nỗ lực rèn luyện, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Đúng 76 năm trước, ngày 6/1/1946, toàn thể nhân dân trên mọi miền Tổ quốc, không phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc, tôn giáo đã nô nức đi bỏ phiếu bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng năm 2021 vẫn để lại nhiều dấu ấn với những thành tựu đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Vấn đề "đổi mới" đã được người đứng đầu Quốc hội liên tục nhắc tới trong các phát biểu trước Quốc hội, là sự khẳng định quyết tâm mạnh mẽ trong nhiệm kỳ khóa XV.
Việt Nam từ chỗ tưởng chừng không thể có đủ vaccine để triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử cho nhân dân, nay đã tiếp nhận hơn 180 triệu liều vaccine phòng Covid-19 và trở thành một trong những quốc gia bao phủ vaccine cao nhất thế giới. Kết quả này đạt được chính là nhờ chiến lược vaccine, trong đó có hoạt động ngoại giao vaccine đúng đắn, linh hoạt, kịp thời, nhất quán, hiệu quả của Đảng và Nhà nước.
Năm 2021 đầy biến động vừa khép lại với nhiều sự kiện và dấu ấn đáng nhớ. Trong điều kiện vô cùng khó khăn và nhiều thách thức, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đoàn kết một lòng, chung tay chung sức vững vàng vượt qua sóng gió, thực hiện thắng lợi các mục tiêu cơ bản của năm 2021, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Trong dòng chảy lịch sử hơn 90 năm qua của Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã trải qua hành trình 10 kỳ Đại hội. Trước thềm Đại hội XI, cùng nhìn lại những dấu mốc lịch sử từ 10 kỳ Đại hội để thấy những bước trưởng thành của Hội Nhà báo Việt Nam.
Là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng nước nhà, những điều Bác Hồ nói về nghề báo đã quá nửa thế kỷ, nay vẫn nguyên giá trị; như lời chỉ bảo, lời tâm sự thân tình về nghề mà với bất kỳ người làm báo nào cũng phải lấy đó làm cẩm nang cho mình. Viết báo là để làm cách mạng; mỗi tác phẩm báo chí phải như một nhịp cầu kết nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, viết cái gì có lợi cho đất nước, cho dân tộc.
Đạt và vượt một số chỉ tiêu kinh tế trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, Ban hành Nghị quyết cho phép thực hiện một số biện pháp chưa có tiền lệ hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19, Quốc hội thông qua kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050… là những sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2021 do TTXVN bình chọn.
Năm 2021 trôi qua với nhiều biến động, phức tạp và hệ lụy không nhỏ từ dịch bệnh. Nhưng điều đọng lại khiến chúng ta vững tin hơn là kinh tế nước nhà vẫn có nhiều khởi sắc trong bức tranh không sáng sủa của dịch bệnh toàn cầu. Mục tiêu kép “đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế”, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đã đi đúng hướng, đang là nền tảng quan trọng để kinh tế phục hồi trong năm tới.
Giải thưởng Lê-nin của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên bang Nga ra đời tháng 6 năm 1925, là phần thưởng cao quý nhất dành trao tặng những tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc trong hoạt động xã hội, góp phần thúc đẩy công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp bảo vệ và hiện thực hóa những giá trị của chủ nghĩa xã hội,... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vinh dự đón nhận giải thưởng cao quý này không chỉ là niềm tự hào đối với cá nhân mà còn là vinh dự của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Cách đây 77 năm, thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân-tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập.
Hết chiến tranh rồi đến hòa bình, hết thiên tai rồi qua dịch giã… “mặt trận” nào cũng ghi đậm dấu chân vững chắc, lòng quả cảm, tâm thế xả thân anh dũng của người lính Cụ Hồ. Dường như trong những thời khắc càng khó khăn, càng vất vả và nguy hiểm… hình ảnh người lính lại càng tỏa sáng hơn bao giờ hết.
Thực ra chuyện trục lợi trong việc nâng giá kit xét nghiệm Covid-19, đã từng xôn xao dư luận từ nhiều tháng trước. Đặc biệt, ngày 27/9, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ khẳng định, giá kit ở nước ngoài chỉ khoảng từ 25.000 - 35.000 đồng, nhưng ở Việt Nam mỗi lần test, người dân phải thanh toán hơn 200.000 đồng.
Ngày 18 - 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, đề ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và thông qua Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến do Người soạn thảo.
Cho đến hôm nay, dù đã trải qua 75 năm, song rất nhiều người Việt Nam vẫn nhớ và nhắc lại chính xác “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển của dân tộc, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để bàn về công tác đối ngoại. Điều đó không chỉ cho thấy tầm quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng trong tình hình mới, mà hơn hết còn là cơ sở, điều kiện để dư luận thế giới hiểu rằng, đối ngoại của Việt Nam mãi mãi sẽ là kiên định theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH); như sinh thời Bác hằng mong muốn.