Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Viết tiếp về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022: Sự bất bình của cộng đồng dân tộc Thái

Văn Hoa - 16:25, 14/08/2022

Mặc dù Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã khép lại gần một tháng nay, nhưng những ý kiến thể hiện sự bất bình về các yếu tố phản văn hóa của cuộc thi thì vẫn chưa dừng lại. Đặc biệt, cộng đồng dân tộc Thái khắp cả nước đã gửi đơn trực tiếp hoặc kí đơn trên trang mạng xã hội...,gửi kiến nghị đến Báo Dân tộc và Phát triển với mong muốn Báo tiếp tục lên tiếng để các cơ quan, đơn vị chức năng có ý kiến chính thức về Cuộc thi, lấy lại hình ảnh, bản sắc văn hóa chuẩn mực cho cộng đồng dân tộc Thái.


Hàng ngàn người kí đơn trên mạng xã hội Facebook kiến nghị Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục lên tiếng về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc
Hàng ngàn người kí đơn trên mạng xã hội Facebook kiến nghị Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục lên tiếng về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc

Cuộc thi đã làm cho cộng đồng người Thái thất vọng và bức xúc

Từ đầu Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, cộng đồng các dân tộc, trong đó có cộng đồng người Thái đã đặt nhiều kì vọng lớn lao với cuộc thi, bởi họ nghĩ rằng, bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được tôn vinh, lan tỏa. Thế nhưng với những gì đã diễn ra, cộng đồng các dân tộc đã đi từ thất vọng này đến thất vọng khác, thay vì kì vọng, họ đã rất bức xúc, tức giận như “giọt nước tràn ly” vì cuộc thi đã xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc của họ.

Với vai trò và trách nhiệm là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài viết phản ánh về vấn đề trên. Đặc biệt, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) diễn ra chiều ngày 28/7, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTT&DL cho biết, sẽ tiến hành kiểm tra cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, trong tháng 8 năm 2022.

Trước khi có kết quả kiểm tra của Bộ VHTT&DL, những ngày qua, cộng đồng dân tộc Thái ở khắp nơi trên cả nước như: nhóm người Thái tại Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu… đã viết thư tay, gửi thư điện tử, tạo các cuộc bình chọn trên mạng xã hội thay các chữ kí để kiến nghị tới Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, để lấy lại hình ảnh văn hóa dân tộc bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 xúc phạm, làm sai lệch.

Trong đơn kiến nghị gửi Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hà Trung, đại diện cho Hội Người Thái ở Lào Cai bày tỏ: “Trong thời gian qua, cộng đồng người Thái tại Lào Cai và người Thái ở nhiều nơi trên toàn quốc đã rất bức xúc về việc, có một thí sinh là người Thái tham gia thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã mặc trang phục, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây bức xúc và phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái và một số dân tộc anh em khác nữa; bởi vì những bộ trang phục đó rất phản cảm, phản văn hóa, làm sai lệch đi hình ảnh văn hóa dân tộc".

Ông Hà Trung bức xúc, cuộc thi đã được phát sóng trên sóng truyền hình quốc gia và được các phương tiện truyền thông truyền tải một cách rầm rộ, gây phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái, qua đó cũng thấy được sự hiểu sai lệch về văn hóa dân tộc Thái là rất rõ ràng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cộng đồng dân tộc Thái vẫn chưa nhận được phản hồi thỏa đáng từ Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, cũng như cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.

Cuộc thi đã được công chiếu trên sóng truyền hình quốc gia và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông khác. Sự hiểu sai lệch về văn hóa là rất rõ ràng
Cuộc thi đã được công chiếu trên sóng truyền hình quốc gia và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông khác. Sự hiểu sai lệch về văn hóa là rất rõ ràng

“Chúng tôi mong muốn Báo Dân tộc và Phát triển với vai trò là Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa để lấy lại hình ảnh văn hóa của dân tộc Thái bị cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch, để tránh gây bức xúc trong cộng đồng và ảnh hưởng đến tư tưởng và tâm lý trong cộng đồng dân tộc Thái nói riêng, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung”. Ông Hà Trung nhấn mạnh.

Như giọt nước tràn ly

Trong đơn kiến nghị gửi đến Báo Dân tộc và Phát triển, đại diện cộng đồng người Thái sinh sống ở Mường Giôn ((Quỳnh Nhai, Sơn La) và Than Uyên (Lai Châu), chị Hoàng Thị Bắc bày tỏ bức xúc: “Trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, có một thí sinh dân tộc Thái đã hết lần này đến lần khác sử dụng trang phục “cách tân” phản cảm, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục của dân tộc. Bộ váy, áo cỏm dường như được lấy từ ý tưởng nhà mồ, những đồ chỉ dành cho người chết. Chiếc khăn piêu là trang phục đội đầu, ngoài ra chiếc khăn Piêu còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng khác. Vậy mà thí sinh Lò Thị Thu Hà đã lấy một phần đầu khăn đắp vào hông, đầu còn lại thả dải xuống tận gót chân.

Đơn kiến nghị của chị Hoàng Thị Bắc (Lai Châu) gửi về Báo Dân tộc và Phát triển đầy trăn trở về văn hóa dân tộc Thái bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch
Đơn kiến nghị của chị Hoàng Thị Bắc (Lai Châu) gửi về Báo Dân tộc và Phát triển đầy trăn trở về văn hóa dân tộc Thái bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch

“Đó là một sự xúc phạm vô cùng ghê gớm đối với cộng đồng dân tộc Thái, đặc biệt là Thái đen Tây Bắc. Hình ảnh cô thí sinh người Thái trong trang phục “cách tân” tại đêm Chung kết như một "giọt nước tràn ly" tạo nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái”, chị Hoàng Thị Bắc nhấn mạnh.

Chị Bắc thất vọng, chúng tôi không hiểu mục đích của cuộc thi là gì? Có phải là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc hay lợi dụng cuộc thi này với mục đích khác? Đúng là “thất vọng nối tiếp thất vọng”.

Đặt niềm tin vào báo chí, chị Bắc kì vọng: “Trong tình cảnh này, chúng tôi chỉ còn biết bấu víu và kêu nhờ quý cơ quan Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục phản ánh những nội dung sai lệch trong Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam vừa qua. Hãy giúp chúng tôi “đòi lại” bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình”.

Các cơ quan chức năng cần lên tiếng để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

Từ đầu Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, cộng đồng các dân tộc, trong đó có cộng đồng người Thái, đã nhiều lần lên tiếng về những “hạt sạn” trong cuộc thi. Nhưng đến nay, Ban tổ chức cuộc thi vẫn dửng dưng, coi thường dư luận, coi thường tiếng nói của cộng đồng các dân tộc.

Có thể thấy, việc cộng đồng người Thái trên khắp cả nước bức xúc, lên tiếng và gửi đơn kiến nghị mong muốn Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục quan tâm, phản ánh về Cuộc thi đã xúc phạm, làm sai lệch bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, của cả cộng đồng người Thái trong việc bảo vệ hình ảnh dân tộc. Đây là sự phòng vệ cần thiết trước những tác động tiêu cực đến bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói riêng, cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung.

Những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc
Những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc

Đại diện cho Hội người Thái ở Lào Cai, ông Hà Trung cho rằng: Ban tổ chức cần có trách nhiệm với hình ảnh văn hoá dân tộc. Nếu cứ im lặng như thế, sau này văn hoá Thái không biết sẽ bị xâm hại biết bao nhiêu lần nữa. Chúng ta cần có tiếng nói chung.

Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Ban đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam- Gắn kết từ bản sắc” cho rằng, hầu hết các nhà làm sự kiện nhìn nhận văn hóa dân tộc như kiểu thầy bói xem voi, mỗi ông một mảnh, chắp vá lại. Họ không có sự thấu cảm bên trong của một nền văn hóa, không tôn trọng “tính thiêng của một nền văn hóa” thì sự tùy tiện sẽ xảy ra. Họ nhìn thấy các vấn đề văn hóa vô cùng hời hợt, nhẹ nhàng, thậm chí bị bóp méo đi theo cách nhìn chủ quan, duy ý chí của chính họ. Như việc chiếc khăn piêu vốn rất thiêng liêng với người Thái lại sử dụng cách điệu trang trí ở cạp váy và chân váy chẳng hạn....

“Và một khi đã xúc phạm đến một biểu tượng văn hóa, một nền văn hóa thì rõ ràng, Ban tổ chức phải biết đường mà lùi lại. Nhưng một khi đã im lặng và thách thức thì cộng đồng có quyền nổi giận. Và tôi khuyên họ nên nổi giận”. Tiến sĩ bàn Tuấn Năng nhấn mạnh.

Có thể nói, những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc. Đây sẽ là một căn cứ cần thiết để các ngành chức năng kiểm tra, đánh giá, có những quyết định khách quan đối với Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai cộng đồng

Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai cộng đồng

Miền Trung là khu vực chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với thiệt hại không nhỏ về người và tài sản do thiên tai gây ra hằng năm. Do đó, việc đưa ra các giải pháp để hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tạo ra các sinh kế thích ứng để người nông dân phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất lớn. Mới đây, trong khuôn khổ Diễn đàn “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu thiên tai tại cộng đồng” diễn ra tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, nhiều chuyên gia đã có ý kiến tâm huyết bàn về 2 vấn đề trọng tâm: sinh kế và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu của UBDT Quốc hội Lào do Chủ nhiệm UBDT Quốc hội Lào Khamchanh Sotapaserth làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông, cùng lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT. Dự buổi tiếp xã giao còn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Xã hội - Tiêu Dao – Vĩnh Kết - 21:57, 21/09/2023
Gần 15 năm trước, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, các hộ dân ở một số Làng TNLN đang lâm vào tình cảnh khó khăn, túng bấn, thiếu thốn mọi bề, trong đó có Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới, Thừa Thiên Huế.
Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 21:32, 21/09/2023
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa ngày một phát triển; an ninh - quốc phòng được đảm bảo, giữ vững. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc trên địa bàn và sự đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực.
Hỗ trợ thăm hỏi và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Hỗ trợ thăm hỏi và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Xã hội - Hồng Phúc - 21:19, 21/09/2023
BHXH Việt Nam thông tin về việc hỗ trợ thăm hỏi các gia đình người bị nạn và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân.
Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Xã hội - Như Tâm - 20:38, 21/09/2023
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024), tối 20/9, tại Trung tâm Kỹ thuật Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết” cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Giáo dục - Hoàng Thùy - 20:35, 21/09/2023
Trước thềm năm học mới, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ có quyết định chuyển công tác giáo viên dạy môn Tiếng Anh, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia. Điều đáng nói, việc luân chuyển trên nhà trường không hề hay biết, dẫn đến tình trạng trường “trắng” giáo viên dạy môn Tiếng Anh.
Tin trong ngày - 19/9/2023

Tin trong ngày - 19/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Diễn đàn KT-XH Việt Nam năm 2023. Giúp phụ nữ vùng cao “Tiến về phía trước”. Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Tin tức - L.Phương-L.Vũ - 20:31, 21/09/2023
Ngày 21/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) cho 40 đại biểu đại diện cho các hộ dân, là đồng bào dân tộc Gia Rai và Cơ Ho đang sinh sống tại thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc.
Đắk Lắk: 8/18 tiêu chí về chuyển đổi số hoàn thành trước thời hạn

Đắk Lắk: 8/18 tiêu chí về chuyển đổi số hoàn thành trước thời hạn

Khoa học - Công nghệ - Lê Hường - 20:22, 21/09/2023
Ngày 21/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết các hoạt động Chuyển đổi số theo Quyết định số 3330/QĐ - UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Hội nghị sơ kết là dịp để địa phương, các tổ chức, đơn vị chia sẻ thông tin, đề ra giải pháp hỗ trợ tỉnh triển khai Chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả.
Việt Nam - Lào tiếp tục đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh vực hợp tác

Việt Nam - Lào tiếp tục đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh vực hợp tác

Thời sự - PV - 20:09, 21/09/2023
Chiều 21/9, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng Đại sứ Sengphet Houngboungnuang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Sơn La: Đồng bào La Ha xã Liệp Tè có Nhà văn hóa mới

Sơn La: Đồng bào La Ha xã Liệp Tè có Nhà văn hóa mới

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 20:04, 21/09/2023
Chiều 21/9, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phối hợp với Tỉnh đoàn và Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc La Ha tại Bản Hiên, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Tin trong ngày - 21/9/2023

Tin trong ngày - 21/9/2023

Media - BDT - 20:00, 21/09/2023
Bản tin hôm nay, ngày 21/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Tiếp tục vun đắp mối quan hệ truyền thống Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi. Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VII có 77 đại biểu DTTS. Người múa gậy sênh tiền nổi tiếng ở Krông Bông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.