Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện chiếc váy Thái tại cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam năm 2022

Hồng Minh - Văn Hoa - 23:11, 07/07/2022

Trở lại sau 9 năm, cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam năm 2022 đang dần lộ diện những gương mặt tiềm năng cho ngôi vị cao nhất, đồng thời cũng nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng. Bên cạnh hiệu ứng truyền thông tốt thì lại có một số “hạt sạn” khiến nhiều người băn khoăn. Đặc biệt là cộng đồng dân tộc Thái. Đó là hình ảnh một thí sinh dân tộc Thái mặc chiếc váy dân tộc Thái cách tân gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Thí sinh dân tộc Thái với chiếc váy cách tân gây tranh cãi (Ảnh: HHCDTVN 2022)
Thí sinh dân tộc Thái với chiếc váy cách tân gây tranh cãi (Ảnh: HHCDTVN 2022)

Ngay khi Ban Tổ chức cuộc thi công bố các thí sinh lọt Top 30 Hoa hậu các dân tộc Việt Nam có một thí sinh dân tộc Thái, sinh năm 1999, tại Điện Biên mặc bộ trang phục dân tộc Thái cách tân đã khiến cộng đồng dân tộc Thái, cũng như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa phải đặt dấu hỏi. 

Dấu hỏi về kiến thức văn hóa dân tộc của thí sinh đó, cũng như tiêu chí của Ban Tổ chức.

Cụ thể, chiếc váy cách tân của thí sinh đó theo người Thái có phần ma mị, cách tân thái quá. Chất liệu vải sử dụng trên chiếc váy giống loại vải khít thường được sử dụng trong trang trí nhà mồ của người Thái.

Trước hình ảnh đó, cộng đồng người Thái, trong đó có các nhà nghiên cứu văn hóa Thái, các bậc cao niên, kể cả thanh niên là người Thái trên các nền tảng xã hội đã đồng loạt tỏ rõ thái độ không ủng hộ, thậm chí họ cảm thấy thất vọng về một thí sinh người Thái mà lại không có chút am hiểu về văn hóa Thái.

Chiếc váy Thái của thí sinh tham dự cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 sử dụng chất liệu vải khít thường sử dụng trong trang trí nhà mồ của người Thái
Chiếc váy Thái của thí sinh tham dự cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 sử dụng chất liệu vải khít thường sử dụng trong trang trí nhà mồ của người Thái

Theo ông Hà Văn Trung, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và biểu diễn Nghệ thuật, Trường Cao đẳng Lào Cai cho biết: “Nếu là người Thái ai cũng sẽ biết vải thổ cẩm màu đỏ mang tên “phải khít phải pe” là loại vải dùng chủ đạo trong tang lễ và làm trang trí nhà mồ cho người quá cố. Có người nói tại sao lại phản đối vì thổ cẩm đó thường ngày vẫn dùng đó thôi? Thì đúng là trong đồ dùng sinh hoạt thường ngày người Thái vẫn dùng thổ cẩm đó nhưng chỉ dùng những mảng nhỏ để làm viền ghế đệm, làm nẹp chăn, làm nẹp bên trong tà áo lễ chứ có ai dùng cả mảng to đùng như vậy đắp lên quần áo để mặc như đồ trong tang lễ đâu”.

Hay một ý kiến khác của ông Lò Cao Nhum, Nhà thơ, nhà văn, Nhà Nghiên cứu Văn hóa Thái: “Ấy là ở bộ trang phục. Người thiết kế đã cao hứng sáng tạo, phá cách thái quá, đi quá xa bộ y phục truyền thống của phụ nữ Thái mà chính người Thái nhìn không nhận ra di sản của mình…”.

Có thể thấy, những ý kiến của cộng đồng người Thái là hoàn toàn có cơ sở, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của người Thái trong việc gìn giữ trang phục dân tộc, cũng như giữ hình ảnh dân tộc, hay nói rộng hơn là bản sắc văn hóa dân tộc.

Trên thực tế, việc cách tân đã tạo sự mới mẻ, giúp cho trang phục gần hơn với giới trẻ mà vẫn giữ được giá trị của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, cũng có những thiết kế cách tân gây nên bức xúc, khó chịu đối với cộng đồng các dân tộc.

Còn nhớ cách đây vài tháng, Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh trong bài viết “Cách tân trang phục DTTS- Không nên quá đà” đề cập tới câu chuyện nhiều mẫu áo có sự cách tân táo bạo, sử dụng thổ cẩm đỏ (vải khít, tiếng Thái là khít đành, pe đành) giống với chiếc váy của thí sinh dân tộc Thái mặc trong cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022. Sau khi đăng tải, bài viết đã giúp nhiều nhà thiết kế trẻ yêu thích chất liệu trang phục dân tộc có một cái nhìn sâu hơn về văn hóa.

Trước làn dư luận trái chiều về chiếc váy Thái cách tân đó, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân, Thành viên Ban Giám khảo cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc việt Nam năm 2022 cho biết: Trước phản ứng của cộng đồng người Thái cho thấy tình yêu văn hóa dân tộc luôn trực trào trong mỗi người. Đó là điều vô cùng đáng quý. Xét về tổng thể chiếc váy, tôi thấy tiếc khi thiết kế hơi lạm dụng vải thổ cẩm làm mất đi dáng “áo cóm” đặc trưng của dân tộc Thái. 

một số vật dụng của người Thái sử dụng chất liệu thổ cẩm đỏ (Ảnh chụp tại Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam)
Vải đỏ được sử dụng làm cạp váy (Ảnh chụp tại Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam)

"Theo nghiên cứu của tôi, vải thổ cẩm vẫn được người Thái dùng để làm viền ghế đệm, làm nẹp chăn, làm cạp váy, làm túi đeo, làm địu trẻ em… Không những thế, màu đỏ của vải thổ cẩm còn biểu trưng cho sự may mắn, theo quan niệm chung của cư dân phương Đông. Vì vậy việc dùng vải thổ cẩm của chính dân tộc Thái làm ra để trang trí trên trang phục cách tân có thể chấp nhận được"- Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân nói.

“Tuy nhiên, việc lạm dụng thổ cẩm trong chiếc áo cóm vốn một màu của dân tộc Thái đã được chúng tôi góp ý để đơn vị Nova Entertainment (Đơn vị giữ bản quyền Cuộc thi) tiếp thu và đã chỉnh sửa, sáng tạo, kế thừa tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc. Cảm ơn các bạn đã có ý kiến phản hồi tích cực. Cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam mang trong mình một sứ mệnh cao cả cho việc bảo tồn, quảng bá, giới thiệu, phát huy văn hóa của cộng đồng DTTS Việt Nam. Chính vì thế, sự nhìn ở góc độ tích cực của các bạn sẽ giúp nhiều người và chúng tôi có dịp nghiên cứu tìm hiểu ngày càng sâu sắc về văn hoá của dân tộc Thái cũng như cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, làm sao cho việc phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong cuộc sống đương đại không làm mất đi hồn cốt dân tộc” Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân cho biết thêm.

Những lý lẽ, dẫn chứng của các ý kiến trên đều có cơ sở. Khó có thể nói ai đúng, ai sai. Tuy nhiên, việc lọt “sạn” chiếc váy Thái cách tân không thể không nói tới trách nhiệm của Ban Tổ chức. Dẫu biết, việc lựa chọn trang phục là quyền của mỗi thí sinh, nhưng việc kiểm duyệt và công khai hình ảnh lại thuộc về trách nhiệm của Ban Tổ chức.

Thiết nghĩ, từ sự việc trên, liệu công chúng nói chung, cộng đồng dân tộc Thái nói riêng còn tin tưởng hoàn hoàn vào những thông tin từ cuộc thi hay không? Hay đâu đó, sẽ có những khán giả mang tâm lý hoài nghi.

Biết rằng, cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam mang trong mình vai trò cao cả đó là bảo tồn văn hóa dân tộc. Vì thế, hãy cố gắng để làm tròn trách nhiệm của mình. Bởi lẽ, nếu không thể mang lại niềm tự hào cho một dân tộc nào đó thì thử hỏi giá trị cốt lõi của cuộc thi nằm ở đâu?

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:39, 24/11/2024
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:35, 24/11/2024
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:31, 24/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.