Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc: Xử lý sau kết luận thanh tra còn gặp nhiều khó khăn

Nguyễn Thanh - 05:55, 19/07/2022

Nhiều bất cập, hạn chế, thiếu sót đã được chỉ ra tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, vấn đề được đề cập nhiều nhất, khiến nhiều địa phương băn khoăn là việc xử lý sau kết luận thanh tra, kiểm tra còn chưa được thực hiện rốt ráo.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông (ngoài cùng bên trái) và các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông (ngoài cùng bên trái) và các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020

Thanh tra ra… sai phạm

Trong 5 năm từ 2016-2020, Thanh tra Ủy ban Dân tộc và Thanh tra Ban Dân tộc các địa phương đã tiến hành 675 cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc. Trong đó, Ban Dân tộc của 48 tỉnh, thành phố đã tiến hành 469 cuộc thanh tra, 125 cuộc kiểm tra, 4 tỉnh có cơ quan làm công tác dân tộc tiến hành 40 cuộc kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn các tỉnh; Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã tổ chức tiến hành 41 thanh kiểm tra (30 cuộc thanh tra chuyên ngành, 8 cuộc thanh tra hành chính, 3 cuộc kiểm tra) thực hiện chính sách dân tộc.

Qua công tác thanh kiểm tra giai đoạn 2016-2020, đã phát hiện, phần lớn các địa phương, đơn vị được thanh tra, kiểm tra đều có hạn chế, thiếu sót trong tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách; các vi phạm xảy ra ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực liên quan đến công tác tài chính như phân bổ, cấp phát, quản lí, sử dụng nguồn vốn.

Chẳng hạn, ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, thì sai phạm được phát hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư; từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và bàn giao công trình đưa vào sử dụng, đến công tác khảo sát thiết kế, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán.

Có những sai phạm liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất không đúng đối tượng, được thanh tra chỉ rõ. Theo đó, với các dự án định canh định cư, tại các tỉnh được thanh tra như Bình Định, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Cao Bằng… đều có tình trạng xây dựng, phê duyệt dự án chưa sát, không đúng quy định về đối tượng.

Thậm chí, một số tỉnh như Bình Thuận, Lâm Đồng, phê duyệt thực hiện một số dự án không có tên trong danh mục dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhiều tỉnh khi xây dựng dự án trình Chính phủ có dự toán phần vốn đối ứng của địa phương, nhưng khi thực hiện không bố trí được vốn đối ứng. Nhiều đối tượng không nằm trong diện thụ hưởng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã được Thanh tra chỉ rõ.

Theo kết luận của Thanh tra, các tỉnh như Phú Thọ, Sơn La, còn tình trạng xây dựng, phê duyệt dự án hỗ trợ đối tượng thụ hưởng không đúng quy định, dẫn đến việc hỗ trợ cho cả các hộ không có tên trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo.

Các tỉnh như Quảng Ngãi, Bắc Kạn có tình trạng phê duyệt cho các xã được giao làm chủ đầu tư thu tiền mặt đối ứng của các hộ nghèo, cận nghèo sai quy định hoặc chưa thiết thực với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.

Thanh tra cũng đã chỉ rõ một số địa phương như Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Bình Thuận, Bình Định, thực hiện việc phân bổ và sử dụng không đúng mục đích nguồn vốn. Đó là phân bổ, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp vào đầu tư các dự án công trình xây dựng cơ bản hoặc thực hiện nhiệm vụ khác; phân bổ vốn được cấp của chính sách định canh định cư để thực hiện các dự án khác của tỉnh; sử dụng vốn sự nghiệp cấp cho việc duy tu, bảo dưỡng để đầu tư, xây dựng các công trình mới.

Đáng lưu ý, có tình trạng phân bổ nguồn vốn chậm, không phù hợp với mùa vụ sản xuất xảy ra hầu hết ở các tỉnh được thanh tra.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân, như chính sách hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo, phát triển sản xuất theo Chương trình 135, mô hình giảm nghèo bền vững… cũng bộc lộ nhiều hạn chế như hỗ trợ sai đối tượng, vượt định mức, không kịp thời.

Người có uy tín là cánh tay nối dài chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân vùng DTTS và miền núi. Nhưng chính sách với Người uy tín một số tỉnh Sơn La, Bắc Kạn, Hòa Bình làm chưa tốt, nhiều Người có uy tín chưa được nhận các chế độ đầy đủ kịp thời theo quy định. Ở nhiều địa phương, thậm chí đã dùng nguồn kinh phí ngân sách Trung ương chi trả sai chế độ cho Người có uy tín…

Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 được tổ chức ngày 16/7 tại Nghệ An
Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 được tổ chức ngày 16/7 tại Nghệ An

Cần chế tài xử lý sau thanh kiểm tra

Vấn đề khiến nhiều đại biểu thảo luận, tập trung trao đổi là xử lý như thế nào với những vướng mắc trong quá trình thanh kiểm tra cũng như xử lý sau kết luận thanh tra, kiểm tra.

Ông Ngô Đức Quân, Phó Chánh Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu thẳng thắn cho rằng: Cần phải có chế tài để xử lý nghiêm sau thanh kiểm tra. Thực tế thì chúng tôi chỉ ra văn bản đôn đốc, thậm chí xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh, nhưng nhiều đơn vị cơ sở lại chậm thực hiện nhưng chưa biết giải quyết thế nào.

Còn ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Sau các cuộc thanh tra, cần phải xử lí nghiêm theo kết luận đã ban hành.“Thanh tra nhưng không được xử phạt vi phạm hành chính nên hạn chế, giảm hiệu quả của công tác thanh kiểm tra rất  nhiều”.

Chánh Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Dũng cũng đề cập đến bất cập, là ai sẽ giám sát hoạt động của đoàn thanh tra khi mà Thanh tra Ban Dân tộc ở các địa phương đang rất thiếu người.

Về những vướng mắc, bất cập nêu trên, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra trao đổi: Thực tế hiện nay, thanh tra chưa có thẩm quyền xử phạt hành chính. Còn việc giám sát, thì người nào ra quyết định phải giám sát hoạt động của đoàn thanh tra.

Làm rõ thêm vấn đề, ông Võ Văn Bảy, Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc thông tin rằng: Chính phủ cũng đã giao xây dựng một nghị định xử phạt sau thanh tra, nhưng chúng ta chưa xác định được hành vi vi phạm trong lĩnh vực công tác dân tộc nên chưa thực hiện được.

Để hoạt động thanh kiểm tra có hiệu quả, đi vào chiều sâu và thực chất, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh Vũ Kiên Cường đề xuất: Với thực trạng trình độ, số lượng cán bộ làm công tác thanh kiểm tra của các Ban Dân tộc hiện nay, tôi cho rằng, cần triển khai ngay các giải pháp củng cố đội ngũ toàn hệ thống, sắp xếp tổ chức bộ máy, đào tạo nâng cao trình độ. 

"Có những cơ chế phát huy vai trò, của đội ngũ thanh tra. Để hoạt động thanh kiểm tra có hiệu quả cao, thì Thanh tra cần phối hợp tốt với chính quyền sở tại, thậm chí làm việc với cấp chính quyền. Khi tiến hành thanh kiểm tra, cần chọn đúng và trúng nội dung thanh tra, sát địa bàn thanh tra", ông Cường nói.

Ông Lô Xuân Vinh, Phó ban Dân tộc tỉnh Nghệ An chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị
Ông Lô Xuân Vinh, Phó ban Dân tộc tỉnh Nghệ An chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị

Đồng quan điểm này, ông Lô Xuân Vinh, Phó ban Dân tộc Nghệ An cũng chia sẻ kinh nghiệm: Sau những cuộc thanh kiểm tra, Ban Dân tộc Nghệ An đã có văn bản đôn đốc gửi Thường trực Huyện ủy để họ nắm và chỉ đạo kịp thời. Nhờ vậy, việc xử lý kết luận thanh tra đã tốt hơn.

Trong giai đoạn 2016-2020, Thanh Tra Ủy ban Dân tộc đã phát hiện và kiến nghị xử lí về tài chính là 235,3 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến nay, tổng số tiền các đối tượng thực hiện kết luận thanh tra đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Ủy ban Dân tộc là 5,2 tỉ đồng.

Công tác ở tỉnh miền núi phía Bắc, bà Đinh Thị Thảo, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình mong muốn: Cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, kinh nghiệm, chuyên môn cho đội ngũ những cán bộ làm công tác thanh tra. Bên cạnh đó, bản thân những cán bộ này cũng phải tự ý thức học tập nâng cao trình độ thường xuyên để nâng cao hơn năng lực thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

Theo bà Thảo, công tác tham mưu của thanh tra Ban Dân tộc và thanh tra tỉnh là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh kiểm tra.

Trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, nghiêm túc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông khẳng định: hoạt động thanh kiểm tra có ý nghĩa rất quan trọng để chúng ta thực hiện tốt hơn công tác dân tộc. Vì thế, cán bộ làm công tác thanh kiểm tra cần trau dồi trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, liêm chính, trách nhiệm để những cuộc thanh tra trở nên thực chất, không né tránh, không nể nang. Mục tiêu cuối cùng đạt được là chính sách dân tộc sẽ được thực hiện tốt hơn, ý nghĩa hơn sau các hoạt động thanh kiểm tra./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 10 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 11 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 11 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 11 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Xã hội - Như Tâm - 12 giờ trước
Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 12 giờ trước
Những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng. Với kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày, du khách Việt có nhiều cơ hội lựa chọn những điểm du lịch trong nước.