Xoài còn có tên gọi khác là sài, yêm la, muỗm... có vị chua, ngọt, tính mát. Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây xoài như quả, hoa, lá, hạt, vỏ cây đều có thể làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây xoài mời các bạn tham khảo.
Quả đào còn có tên đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào...có vị ngọt chua, tính ôn. Các bộ phận của đào như nhân hạt (đào nhân), hoa, lá, nhựa và thịt quả đào là những vị thuốc được dùng rất phổ biến trong Đông y. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ quả đào mời bà con tham khảo.
Cây quất hồng bì hay còn có tên gọi khác là giổi, hoàng bì, tơ nua, quất bì, nhâm… Lá có vị cay hơi đắng và tình bình, quả có vị chua và ngọt thanh, tính hơi ấm, rễ có vị đắng, cay nhẹ và tính hơi ấm. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây quất hồng bì đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc từ cây quất hồng bì mời bà con tham khảo.
Vải còn có tên gọi khác là lệ chi. Theo y học cổ truyền, long vải có vị ngọt, chua, tính ấm, còn hạt vải có vị hơi đắng, chát, hơi ngọt, tính ấm. Quả vải giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch,… có lợi cho sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ quả vải mời các bạn tham khảo.
Cây óc chó còn có tên gọi khác như cây sung dại (miền Bắc), ổi dại (miền Nam), hồ đào, lạc tây hay vú bò… có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Ở Việt Nam, cây óc chó chủ yếu được trồng ở một số tỉnh như: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang... Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra quả của cây óc chó rừng có tác dụng tốt với người hở van tim cũng như người bệnh tim mạch nói chung.
Cây hoa hòe còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa... có vị đắng, tính bình, quả vị đắng, tính hàn. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu... Ngoài ra, hoa hòe còn giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa hòe mời bà con tham khảo.
Hoa tam thất có tên gọi khác là sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm...Hoa tam thất có tính mát, vị ngọt, sử dụng để uống nước giúp thanh nhiệt, bình can, bổ huyết. Nụ hoa và hoa tam thất có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Sau đây là một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoa tam thất mời bà con tham khảo.
Cây hoàn ngọc còn được gọi là cây xuân hoa, cây nhật nguyện, cây con khỉ... có vị đắng. Cây hoàn ngọc có hai loại là hoàn ngọc trắng và hoàn ngọc đỏ. Cả hai loại hoàn ngọc đều được dùng làm thuốc, nhưng hoàn ngọc trắng thường được sử dụng nhiều hơn do có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có chứa dược liệu hoàn ngọc mời các bạn tham khảo.
Thời gian gần đây, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, người dân trồng cây du mại để chữa bệnh táo bón. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mệt mỏi, sốt, vàng da, chóng mặt, chán ăn, đi tiểu màu đỏ… Đi khám tại bệnh viện các bệnh nhân đều rơi vào tình trạng nguy kịch do tan máu cấp dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng. Trước tình trạng này, các bác sĩ đã đưa ra cảnh báo giúp người dân tránh được nỗi lo ngộ độc do lá du mại.
Hiện nay, tình trạng tóc bạc sớm ở những người trẻ tuổi từ 15 – 25 tuổi xảy ra rất phổ biến. Để cải thiện, tình trạng này bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm từ thảo dược. Việc kiên trì sử dụng những thảo dược có thể giúp tóc bạn đen trở lại và óng mượt hơn xưa.
Cây đu đủ đực còn có tên gọi khác là cà lào, phan qua thụ... vị rất đắng, tính bình, không độc. Hoa đu đủ đực được thu hái từ những cây đu đủ giống đực, là dược liệu được dùng từ lâu đời để trị bệnh, đặc biệt nổi tiếng trong trị ho. Không chỉ thế, hàm lượng vitamin và các chất chống oxy hóa trong hoa đu đủ đực còn có tác dụng trên nhiều bệnh lý khác. Sau đây là một số bài thuốc từ hoa đu đủ đực mời bà con tham khảo.
Cây ngâu còn có tên gọi khác là ngâu tán tròn, ngâu ta, mộc ngưu… Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc. Hoa ngâu có vị cay ngọt, được dùng chữa tăng huyết áp, kinh nguyệt không đều, giảm sưng đau do vấp ngã…Sau đây là một bài thuốc từ cây ngâu mời bà con tham khảo.
Bồ kết còn có tên gọi khác là tạo giác, phắc kết (Tày), chùm kết, co kết (Thái)… có vị cay, mặn, tính ôn hơi có độc. Đây là loại quả rất quen thuộc với người dân, có công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh từ bồ kết mời bà con tham khảo.
Kê huyết đằng còn có tên gọi khác là hồng đằng, huyết rồng, khan dạ lùa, khan lượt (Tày), thuộc họ đậu (Fabaceae),… có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc. Theo đông y kê huyết đằng có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, điều hòa kinh nguyệt. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây kê huyết đằng mời bà con tham khảo.
Cây atiso là “thần dược” được dân gian ưa chuộng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Lá atiso có vị đắng, hơi ngọt có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt. thường được dùng để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm cholesterol trong máu và cung cấp vitamin cho cơ thể. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây atiso mời bà con tham khảo.
Rau húng chó còn có tên goi khác là húng quế, húng giổi, é, e tía, hương thái, rau quế…có vị cay, mùi thơm và tính ấm. Không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày húng chó còn là một loại dược liệu có tác dụng dược lý đa dạng nhờ hàm lượng tinh dầu cao. ..Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây húng chó mời bà con tham khảo.
Cúc tím có tên gọi khác là hoa tím, cỏ bướm tím, tô liên cọng, nhả ma bả (Tày)...có vị ngọt, hơi đắng, cay. Theo đông y cúc tím có công dụng giúp bổ cho âm khí, làm nhẹ đầu, sáng mắt và giúp kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ trị cảm lạnh, trị viêm họng, viêm amidan... Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cúc tím mời bà con tham khảo.
Câu mít được biết đến là loại cây ăn quả ngon, nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, mít còn được dùng để chữa bệnh. Trong dân gian thường sử dụng lá mít, hạt mít, vỏ mít làm vị thuốc chữa một số bệnh như làm lợi sữa, hen suyễn, mụn nhọt, huyết áp,…Sau đây là một số bài thuốc hay từ cây mít mời bà con tham khảo.
Bổ cốt chỉ hay còn gọi là phá cố chi, phản cố chỉ, hồ cố tử, phá cốt tử, cát cố tử, hạt đậu miêu... có tính ấm, vị cay, đắng mà ngọt. Bổ cốt chỉ thuộc nhóm thuốc bổ dưỡng trong y học cổ truyền có công dụng trừ hàn, chữa đau lưng do thận hư, thận hư sinh hen, đau bụng do lạnh…Sau đây là một số bài thuốc từ bổ cốt chỉ mời bà con tham khảo.
Mộc nhĩ còn gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc nga, mộc tung, vân nhĩ...có vị ngọt, tính bình. Mộc nhĩ không chỉ là nguyên liệu quen thuộc được dùng để chế biến những món ăn ngon mà còn là dược liệu giúp điều trị bệnh hiệu quả trong đông y với tác dụng bổ huyết, thông kinh, điều trị kiết lỵ, bồi bổ sức khoẻ. Sau đây là một số bài thuốc từ mộc nhĩ mời bà con tham khảo.