Cây tu hú có thể được sử dụng để kháng viêm, giảm đau và bảo vệ gan. Ngoài ra, cây tu hú còn được biết đến với khả năng hỗ trợ lợi tiêu hóa và điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu chảy, kiết lỵ.Đặc điểm tự nhiên
Cây tu hú là loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao cây sinh trưởng tối đa là 8m, phân thành nhiều cành. Thân cây có màu nâu với nhiều gai to và nhọn mọc trên các cành, các gai dài từ 5 đến 15mm.
Lá cây tu hú hình xoan ngược, đầu lá tù hoặc gần nhọn, phía dưới gốc lá sắc nhọn. Bề mặt lá nhẵn, hai mặt có lông mịn, lá rộng khoảng 1,5-3cm, lá dài 2,5-7cm.
Hoa màu trắng hoặc vàng lục, hình chuông, có 6 cánh hoa màu trắng bao phủ. Phần cuống rất ngắn, gần như không nhìn thấy, cây thường nở hoa từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm
Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, kích thước to cỡ quả chanh, đầu quả có một lá đài đồng trưởng. Quả non có màu trắng, chuyển sang màu xanh đậm khi quả già, khi quả màu vàng. Nó chứa nhiều hạt xen lẫn với hạt đau nhức. Trong quả tu hú chứa nhiều hạt có màu đen.
Lá, quả, rễ và vỏ cây thường được sử dụng làm thuốc.
Quả thường được thu hái vào mùa thu, đông. Rễ được thu hái quanh năm, cây tu hú có thể dùng tươi hay phơi khô.
Bảo quản dược liệu khô nơi khô, mát. Tốt nhất là cất trong hộp kín hoặc đóng bịch ni lông.
Bài thuốc từ cây tu hú
Điều trị mụn nhọt, lỡ loét: Dùng quả găng bổ đôi, loại bỏ hết phần hạt. Sau đó cho vôi vào, dùng đất sét bọc ngoài. Đốt dồn tính. Loại bỏ phần đất, tán quả thành bột mịn. Mang bột này đắp xung quanh những vị trí đang bị mụn nhọt, lỡ loét. Sử dụng 1 lần/ngày cho đến khi những vết loét, mụn nhọt được cải thiện.
Điều trị sưng đau: Lấy 20g lá tu hú hoặc có thể lấy nhiều hơn tùy vào kích thước của vết thương,đem ngâm với nước muối. Đem lá giã nát rồi trộn với một ít đường, sau đó đắp lên vị trí bị đang bị sưng, dùng gạc cố định lại và giữ nguyên trong 3 tiếng. Ngày đắp 1 – 2 lần, sử dụng liên tục đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Điều trị sốt, ốm đau ở trẻ em khi mọc răng: Sau khi thu hái, mang quả dược liệu rửa sạch, phơi khô và tán thành bột mịn. Cho thuốc bột vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy từ 3 – 5g thuốc bột đắp vào lưỡi và cho vào vòm khẩu cái. Đắp thuốc từ 1 – 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc liên tục trong 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Điều trị đau xương khi bị sốt: Dùng 15g vỏ quả, rửa sạch. Cho vỏ quả vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Uống ngay khi còn ấm. Đồng thời mang vỏ quả rửa sạch, phơi khô và tán thành bột mịn. Cho thuốc bột vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy một lượng thuốc bột vừa đủ pha cùng với nước để tạo thành dung dịch.
Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị đau nhức xương. Để thuốc khô tự nhiên hoặc dùng băng gạc để băng cố định. Sau khi băng, người bệnh giữ nguyên trạng thái trong 2 – 3 tiếng. Đắp từ 1 – 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Điều trị đau nhức xương khớp do bệnh thấp khớp: Mang vỏ quả rửa sạch, phơi khô và tán thành bột mịn. Cho thuốc bột vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy một lượng thuốc bột vừa đủ pha cùng với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị đau nhức xương. Dùng băng gạc để băng cố định. Sau khi băng giữ nguyên trạng thái trong 2 – 3 tiếng. Đắp thuốc 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Điều trị đau bụng: Dùng 15g vỏ quả, rửa sạch. Cho vỏ quả vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày trong 3 – 5 ngày.
Điều trị tiêu chảy và lỵ: Dùng 20g vỏ rễ, rửa sạch, sau đó mang đi phơi khô. Cho vỏ rễ vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ trong cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày. Cần đun nóng thuốc trước khi sử dụng. Dùng 1 thang/ngày trong 2 – 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Điều trị đòn ngã và phong thấp: Dùng 20g rễ và quả được liệu rửa sạch, phơi cho héo. Cho rễ và quả vào nồi. Rót thêm 600ml nước lọc vào cùng. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi cạn dần và chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày. Đồng thời mang rễ và quả dược liệu rửa sạch, phơi khô, sau đó tán thành bột mịn. Cho thuốc bột vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy một lượng thuốc bột vừa đủ pha cùng với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị thương, đau nhức do phong thấp. Để thuốc khô tự nhiên hoặc dùng băng gạc để băng cố định. Sau khi băng, người bệnh giữ nguyên trạng thái trong 3 tiếng. Đắp từ 1 – 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Chữa đái buốt, đái đỏ, đái nhắt: Lá cây tu hú tươi 20 - 30g vò hoặc giã. Vắt lấy nước cốt để uống hoặc mang đi sắc uống.
Thuốc giải độc: Lá cây tu hú, rễ cỏ lá tre, lá thường sơn, lá đơn răng cưa tất cả mang đi giã nhỏ cho thêm nước rồi gạn lấy nước cốt uống.
Chữa bệnh ngoài da: Lấy 50g vỏ quả rửa sạch, rồi sắc với 1 lít nước, đun sôi trong 15 phút. Trước khi dùng nên vệ sinh sạch vùng da bệnh, ngâm với nước thuốc còn ấm và rửa da, ngày sử dụng một lần, dùng liên tục 3 – 5 ngày.
Chữa vết đốt côn trùng, rắn rết cắn: Hái một nắm lá cây tu hú tươi và rửa sạch, ngâm lá trong nước muối khoảng 15 phút. Sau đó, để lá ráo và cho vào cối để giã nát, pha thêm một ít nước đun sôi vào cối để nguội. Chắt lấy nước cốt từ lá đã giã và uống. Còn bã lá sau khi chắt nước cốt có thể giữ lại và đắp trực tiếp lên vết đốt để giúp giảm sưng và ngứa.
Điều trị chỗ bị gai cấm vào để có thể lôi gai ra được: Dùng cành non và mầm của dược liệu rửa sạch cùng với nước muối. Cho cành non và mầm dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị gai cấm vào. Dùng gạc để băng cố định. Sau khi băng, người bệnh giữ nguyên trạng thái trong 3 tiếng hoặc cho đến khi thấy gai lồi lên. Hoặc mang cành non và mầm của dược liệu rửa sạch cùng với nước muối, phơi khô, sau đó tán thành bột mịn. Lấy một lượng thuốc bột vừa đủ pha cùng với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị gai cấm vào. Dùng gạc để băng cố định. Sau khi băng, người bệnh giữ nguyên trạng thái trong 3 tiếng hoặc cho đến khi thấy gai lồi lên.
Điều kinh: Mang 15g vỏ rễ và phần thân của dược liệu rửa sạch cùng với nước muối. Dùng dao cắt nhỏ dược liệu. Cho dược liệu vào tách. Rót 300ml nước đun sôi vào cùng và thực hiện hãm dược liệu trong 20 phút. Uống ngay khi còn ấm. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi kinh nguyệt ổn định.
Giúp chữa mệt mỏi, phục hồi sức khỏe ở phụ nữ sau sinh: Lấy 20 – 30g lá tu hú khô đem sắc với 4 bát nước đun đến khi nước sắc lại còn 1 bát thì ngưng. Chia làm 2 phần để uống vào buổi sáng và tối, ngày uống 1 thang đến khi thấy sức khỏe cải thiện tốt hơn.
Lưu ý
Sử dụng đúng liều lượng dược liệu đối với từng bệnh nhân.
Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc trẻ em và uống có chừng mực, tránh lạm dụng quá sẽ gây phản tác dụng.
Thuốc sắc từ cây tu hú chỉ nên uống hết trong ngày, mỗi lần sử dụng cần hâm nóng lại, tránh để qua ngày.
Thuốc đắp dạng tươi nên rửa sạch dược liệu và ngâm trong nước muối trước khi sử dụng để đảm bảo tổn thương không bị nhiễm trùng nặng hơn.
Không sử dụng liên tục trong thời gian dài khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.