Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, gout, đau dây thần kinh tọa.
Chữa nhức tay chân, nổi hạch: Lá bắp cải cán giập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 - 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi buộc lại.
Chữa ho nhiều đờm, khàn giọng: Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
Viêm loét dạ dày: Lấy một ký lá cải bắp tươi sẽ cho 500 – 700ml nước ép, nếu giã tươi lấy nước cốt thì được 350 – 500ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1.000ml, chia làm 4 - 5 lần (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng 2 tháng, sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm.
Trị mụn trứng cá: Giã bắp cải lấy nước ép, thoa nước này lên vùng da bị mụn cho khô, sau đó đắp lá bắp cải lên trên.
Trị thiếu máu: Uống 1-2 ly nước ép bắp cải tươi mỗi ngày.
Trị bỏng: Đắp lá bắp cải nghiền lên vùng da bị tổn thương để giảm đau và nhanh lành.
Trị đau lưng, đau khớp, đau dây thần kinh: Chuẩn bị 2-3 lá bắp cải lớn, 2-3 lát hành tây, 3-4 nắm cám gạo. Nấu sôi lá bắp cải, cám gạo, và hành tây với ít nước trong 20 phút cho nhừ. Khi nước cạn, nhúng gạc băng vào hỗn hợp, đợi nguội một chút đắp nóng lên vết đau. Để trong 1-2 giờ hoặc để qua đêm.
Thải độc gan: Chuẩn bị 1 bắp cải tím hoặc xanh, 1-2 củ gừng tươi, 2 muỗng cà phê nước chanh tươi, 1 trái táo, một nửa thìa hạt thì là. Bắp cải, táo và gừng cắt thành từng miếng nhỏ, đun sôi với một cốc rưỡi nước, nấu sôi khoảng 4 - 5 phút, thêm một muỗng hạt thì là, đổ thêm vào hỗn hợp một ít nước, vắt thêm chanh để tăng độ ngon cho thức uống. Nên uống hàng ngày vào buổi sáng để có được hiệu quả tối ưu cho cơ thể. Có thể bảo quản tốt hơn trong tủ lạnh.
Xơ gan, táo bón: Uống nước ép bắp cải và ăn lá hấp chín.
Tiêu chảy: Đắp lá bắp cải trên vùng bụng ban ngày, uống nước bắp cải luộc.
Đau bụng kinh: Đắp lá bắp cải trên vùng bụng dưới trong vài giờ.
Bong gân: Buộc 3-4 lá bắp cải dầy chung quang vùng bị bong gân, để suốt đêm.
Chữa cảm lạnh và viêm thanh quản: 500g nước ép bắp cải đỏ, 3g nghệ, 250g mật ong. Tất cả nấu lên cho thành xi-rô. Mỗi lần uống 1 muỗng canh hòa trong một ly nước trà, ngày 3-4 lần.
Viêm tuyến vú: Các mẹ bỉm sữa cho con bú bị đau đầu ti, căng tức ngực có thể dùng lá bắp cải chèn vào áo ngực, ngủ qua đêm. Các triệu chứng khó chịu sẽ được giải toả hữu hiệu.
Trị mụn nhọt và vết sâu bọ đốt: Trong bắp cải có chứa kháng sinh nên khi bị mụn nhọt hoặc bị sâu bọ đốt, hãy giã lá bắp cải ra và đắp lên, sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Chữa tắc sữa: Rửa sạch 2 lá bắp cải bằng nước sạch. Để 2 lá bắp cải đã sạch vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 20-30 phút rồi mang ra áp nhẹ vào hai bầu vú. Nhớ chú ý đến phần bị sưng và đau nhất. Bạn cũng có thể mặc cả áo ngực để khỏi phải dùng tay giữ lá. Để như vậy đến khi lá hết lạnh.
Tiểu đường: Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng l00g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường loại 2.
Chống béo phì: Bắp cải có tác dụng ngăn glucid chuyển hóa thành lipid, một trong những nguyên nhân gây béo phì.
Giảm các bệnh tim mạch: Bắp cải có tác dụng hạ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Nhiễm khuẩn đầu da móng tay, nấm âm đạo: Rửa bằng nước ép bắp cải.
Hoạt huyết, chữa kiết lỵ ra máu, nhiều giun ký sinh đường tiêu hóa: Nên ăn cải bắp thường xuyên.
Nhiễm xạ tia X, máy tính, lò vi sóng, điện cao thế: ăn cải bắp thường xuyên vì chống được nhiễm xạ.
Lưu ý:
Bắp cải thực sự tốt cho cơ thể, nhưng một số trường hợp như: Bệnh tiểu đường, chứng đầy hơi, tiêu chảy, bệnh cường giáp, bị bệnh bướu cổ, suy tuyến giáp, vừa phẫu thuật, dạ dầy, bệnh thận... không nên ăn bắp cải để đảm bảo sức khỏe cho chính mình./.