Ngoài việc ban hành những chính sách đặc thù trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đưa ra những định hướng, chủ trương lớn trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới, hải đảo. Những quyết sách quan trọng này đã và đang phát huy hiệu quả, từng bước hoàn thành việc thực hiện mục tiêu xuyên suốt mà tỉnh Quảng Ninh đặt ra là, xóa bỏ rào cản chênh lệch vùng miền, khoảng cách giàu nghèo và hướng đến phát triển bền vững.
Huyện Đắk Glong là địa phương đầu tiên của tỉnh Đắk Nông quy hoạch vùng trồng dược liệu theo chủ trương của tỉnh. Dự án triển khai kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội sinh kế mới cho các hợp tác xã và đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Những năm qua, Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách và nỗ lực của cả hệ thống chính trị nhằm hỗ trợ phụ nữ vùng DTTS trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ. Trong đó, với mục tiêu quyết tâm cao nhất là xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hội viên.
Xã hội -
Như Tâm - CTV -
17:51, 06/12/2023 Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có hoạt động hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao cho đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù. Đây được xem là “cần câu” để giải quyết sinh kế, tạo động lực giảm nghèo nhanh, bền vững cho các DTTS có khó khăn đặc thù, thu hẹp khoảng cách về điều kiện sống, thu nhập so với các dân tộc khác.
Ngoài việc thoát nghèo, làm giàu và phát huy hiệu quả sinh kế từ rừng, người dân vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh) còn biết phát huy những lợi thế sẵn có của địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật, dịch vụ trong lao động, sản xuất. Trên thực tế, huyện đã và đang trở thành địa phương trên đà phát triển mạnh về mô hình sản xuất nông nghiệp, du lịch chất lượng cao .
Dân tộc Chứt là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Với hàng loạt chính sách dân tộc mà Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai trong nhiều năm nay, đời sống đồng bào Chứt ở Quảng Bình, đang có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) triển khai, với nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ, nhất là đang tạo cơ hội để đồng bào Chứt giải quyết vấn đề sinh kế, để bứt phá vươn lên thoát nghèo.
Ngày 24/11, tại Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã tổ chức tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.
Nhiều loại cây, con giống đã được phê duyệt danh sách để hỗ trợ cho người dân huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) làm sinh kế phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Hiện nay, các dự án đang được thẩm định chờ bàn giao cho người dân được thụ hưởng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến đề xuất, khi triển khai hỗ trợ, chính quyền địa phương và đơn vị được giao cũng cần tính đến thời điểm, thời tiết để cấp phát cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tránh bị gây thiệt hại.
Để hiện thực hóa giấc mơ sinh kế bền vững cho đồng bào ở vùng khó, giải quyết nhu cầu người dân cần được giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) ở huyện Kỳ Sơn, đang được tỉnh Nghệ An xác định là nhiệm vụ cấp bách. Đây còn là điều kiện để địa phương có thể thực hiện các nội dung tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
LTS: Gần 200.000 ha đất lâm nghiệp do các chủ rừng quản lý… nhưng người dân Kỳ Sơn vẫn thiếu đất. Cũng vì thiếu đất, nhiều người đã phải đi làm thuê hoặc khai thác lâm sản phụ để mưu sinh. Để người dân an cư, ổn định cuộc sống, chấm dứt hẳn tình trạng du canh du cư, hoàn thành mục tiêu Tiểu dự án 1, Dự án 3 Chương trình MTQG 1719… thì cần phải tiến hành giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất cho người dân. Tuy nhiên, “công cuộc” giao đất, giao rừng xem ra vẫn còn lắm cam go. . .
Yên Sơn (Tuyên Quang) có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 52% dân số toàn huyện. Thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế vùng đồng bảo DTTS phát triển. Nhờ vậy, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong huyện đã có sự chuyển biến rõ nét, góp phần rút ngắn dần khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc trong huyện và trong tỉnh.
Media -
Thùy Anh -
18:45, 14/09/2023 Cuộc sống hiện đại khiến cho nhiều sản phẩm trang phục truyền thống của đồng bào DTTS đang ngày một ít dần và người hiểu và thành thạo với nghề may dệt trang phục truyền thống không còn nhiều. Thế nhưng ở xã Nà Bủng huyện biên giới Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, có một người phụ nữ Mông với niềm say mê với trang phục truyền thống mà chị vẫn ngày ngày miệt mài cùng các chị em trong bản giữ gìn, phát triển nghề dệt may thổ cẩm, vừa để gìn giữ nghề truyền thống, vừa để tạo sinh kế cho các chị em trong những ngày nông nhàn...
Media -
Quỳnh Trâm - CTV -
23:12, 17/06/2023 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai tại Thanh Hóa từ năm 2012. Sau hơn 10 năm thực hiện, chính sách này đã khẳng định được hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều hộ dân miền núi xứ Thanh đã có việc làm kết hợp thực hiện các mô hình sinh kế để tạo thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã chủ động, tích cực tham mưu sớm, hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách dân tộc đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, với nhiệm vụ ưu tiên giải quyết những vấn đề sinh kế cấp thiết cho đồng bào DTTS.
Xã hội -
PV -
16:47, 27/03/2023 Ngày 27/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức tổng kết Dự án sinh kế Trà Vinh. Đây là Dự án do Tổ chức Samaritan’s Purse International Relief (SPIR - tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ) tài trợ tỉnh thực hiện từ tháng 4/2022 - 3/2023, với tổng kinh phí gần 2,4 tỷ đồng.
Xã hội -
An Yên -
09:33, 17/03/2023 Hàng nghìn gia đình hội viên phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo trong năm 2022 là con số ấn tượng của phụ nữ Nghệ An trong nỗ lực vươn lên làm giàu. Nhưng quan trọng hơn, sự thoát nghèo, thoát cận nghèo đang ngày càng bền vững hơn nhờ những mô hình sinh kế “sát sườn” từ sự đồng hành, hỗ trợ của các chương trình, dự án chính sách của Nhà nước và của đội ngũ cán bộ các cấp hội phụ nữ.
Kinh tế -
Khánh Ngân -
14:05, 07/03/2023 Xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) là xã miền núi có gần 100% người Thái sinh sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, dựa vào tiềm năng, lợi thế phát triển sinh kế, cấp ủy chính quyền địa phương đang ưu tiên thực hiện.nội dung tạo sinh kế cho đồng bào bằng nhiệm vụ, nội dung và nguồn lực đầu tư thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3 của Chương trình.
Kinh tế -
Nguyễn Thanh -
17:29, 01/03/2023 Xác định nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững; những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Mô (BĐBP Quảng Bình) đã vận động xã hội hóa, xây dựng các mô hình sinh kế dành tặng cho người dân khu vực biên giới. Công sức ấy của những chiến sĩ quân hàm xanh không chỉ tô thắm thêm truyền thống bộ đội cụ Hồ, thắt chặt thêm tình quân dân mà còn là điểm sáng trong công tác dân vận, bốn cùng.
Tin tức -
Việt Cường -
23:14, 20/12/2022 Ngày 20/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), TS. Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ của UBDT đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu đề xuất mô hình sinh kế bền vững cho các DTTS khu vực Tây Thanh Hóa - Nghệ An. Tham dự phiên họp có các thành viên Hội đồng nghiệm thu và một số nhà khoa học.