Thời gian qua, rất nhiều chính sách hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm cho người nghèo đã được thực hiện, từ đó tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên. Điều này cho thấy, kết quả giảm nghèo chỉ có thể bền vững khi sinh kế của người dân được ổn định và bền vững.
Sau gần 3 năm nghiên cứu, Trường Đại học Lâm nghiệp đã triển khai thí điểm mô hình: Nông - Lâm - Du lịch tại tỉnh Sơn La và Điện Biên thuộc đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà” (nằm trong Chương trình khoa học công nghệ (KHCN) phát triển bền vững vùng Tây Bắc). Bước đầu mô hình đã cho kết quả khả quan tại 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên.
Bạn đọc -
Quỳnh Trâm -
07:49, 30/03/2020 Số tiền hỗ trợ chỉ đủ hai gia đình mua một con bò để nuôi vì bò bị “đẩy giá”; không nhận thì sẽ mất quyền lợi mà nhận về thì ôm “nợ” vào mình... Đây là tình cảnh của nhiều hộ dân ở các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước (Thanh Hóa) khi được thụ hưởng Chương trình phục hồi thu nhập thuộc dự án nâng cấp quốc lộ 217.
Để chủ động ứng phó với dịch bệnh, xu hướng tất yếu của chăn nuôi lợn hiện nay là chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Do đó, cùng với việc hỗ trợ phát triển mô hình trang trại, thì công tác hướng dẫn cho người chăn nuôi nhỏ lẻ tìm sinh kế mới là điều các địa phương, tổ chức, các cơ quan chuyên ngành, nhà khoa học cần phải làm.
Kinh tế -
Nghĩa Hiệp -
10:13, 22/11/2019 Những năm gần đây, dưa lê siêu ngọt Hàn Quốc do tổ chức Good Neighbor International (GNI) tại Việt Nam triển khai, thực hiện tại xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống trên địa bàn. Với đặc tính ngắn ngày, năng suất tốt, dưa lê siêu ngọt Hàn Quốc đang trở thành sinh kế mới để người dân vùng dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp đã tích cực hỗ trợ hội viên người DTTS nâng cao trình độ mọi mặt, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà nước ta đã ký kết với Liên Hợp quốc. Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam xung quanh nội dung này.
Thời gian gần đây, hàng loạt các dự án đầu tư bất động sản có nguồn gốc từ đất trồng lúa mọc lên như nấm trên địa bàn thị xã An Nhơn (Bình Định). Trong đó, một số dự án chưa hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chưa được kiểm tra, thẩm định nhưng chủ đầu tư đã rao bán đất nền dưới chiêu thức huy động góp vốn, đặt cọc, giữ chỗ.
Năm 2012, hơn 1.400 hộ dân đồng bào dân tộc Thái thuộc các xã Đồng Văn, Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) chuyển về nơi ở mới để nhường chỗ cho công trình thủy điện Hủa Na. Sau hơn 6 năm, với bao thăng trầm, cuộc sống của người dân nơi tái định cư hôm nay đã và đang dần ổn định.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Lào Cai là một trong những địa phương triển khai hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi WB hỗ trợ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Một trong những yếu tố góp phần quyết định hiệu quả các dự án sinh kế là người dân được tham gia bàn bạc và quyết định mô hình.
Thời gian qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng thế giới (WB), tỉnh Lào Cai đã triển khai hàng nghìn tiểu dự án sinh kế. Qua đó, đã mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.