Ngày 25/11, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông (Lâm Đồng) phối hợp với chính quyền địa phương trao tặng giống dê Boer lai sinh sản cho 9 hộ dân đồng bào DTTS thuộc 2 xã Đạ M’Rông và Đạ Long.
Trong 3 ngày (15 - 17/11), Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ năm 2022 cho trên 100 hội viên phụ nữ là thành viên các tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ.
Ngày 8/11, tại huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã tổ chức giao nhận 196 con bò cho các hộ nghèo là đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Tin tức -
Hiếu Anh -
12:10, 20/05/2022 Sáng 20/5, tại Hà Giang, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UNESCO tổ chức hội thảo thúc đẩy hợp tác, kết nối hệ sinh thái hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ và thanh niên DTTS tỉnh Hà Giang. Đây là hoạt động thuộc Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái vùng DTTS của Việt Nam”, tên tóm tắt: Dự án “Chúng tôi có thể”.
Dự án Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua các tiếp cận “địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng” sẽ tăng cường hệ sinh thái và tạo sinh kế cho đồng bào DTTS và phụ nữ tại Lâm Đồng.
Từ nghề bắt ốc len, hàu, cáy dưới những tán rừng ngập mặn đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa) có thêm thu nhập. Đây được xem là công việc có nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều phụ nữ nghèo.
Giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết 06 ngày 4/5/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam đặt mục tiêu giảm hộ nghèo bình quân trên 3%/năm ở vùng đồng bào DTTS. Để đạt được mục tiêu này, sinh kế cho hộ nghèo là giải pháp căn cơ nhất chống tái nghèo ở miền núi.
Kinh tế -
Việt Hải -
11:37, 08/12/2021 Từ bến ở thượng lưu đập thủy điện Bản Vẽ, sau 40 phút đi thuyền máy xuyên qua lòng hồ trên sông Nậm Nơn, chúng tôi đến bản Xốp Cháo, xã Lượng Minh. Đây là vùng lõi nghèo của Tương Dương - huyện biên giới 30a, tỉnh Nghệ An. Như là một "ốc đảo" giữa lòng hồ rộng lớn, Xốp Cháo đến nay vẫn là bản 3 "không": Không đường giao thông, không điện lưới và không sóng điện thoại. Để giúp Xốp Cháo vươn lên, hiện tại dòng vốn chính sách đang được đưa về, giúp những người dân Khơ Mú từng bước vượt qua nghèo khó vốn đã thâm căn cố đế bao đời.
Sống trong vùng đệm của vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan (Ninh Bình), đồng bào Mường đã tận dụng những thuận lợi về khí hậu, tiềm năng đất đai rừng để phát triển chăn nuôi. Trong đó, rất nhiều mô hình nuôi ong mật, nuôi dê, hươu...của đồng bào đã cho hiệu quả kinh tế cao.
Xã hội -
PV -
14:57, 26/10/2021 Trước đây, người dân xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) khá chật vật trong việc tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập. Được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, thời gian gần đây, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã đã có nhiều mô hình, cách thức mới trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Ở một góc độ nào đó, dịch bệnh và thiên tai là những yếu tố bất khả kháng với con người. Trong 2 năm gần đây, điều này càng rõ ràng hơn khi lũ lụt cùng với dịch bệnh Covid-19, đã “cuốn phăng” bao sinh kế, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của mỗi gia đình. Khi sinh kế không còn, khi kinh tế gia đình bị ảnh hưởng nặng nề, thì nguy cơ nghèo, tái nghèo là điều khó tránh.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
11:51, 04/10/2021 Từng đoàn người rồng rắn về quê, có cả những cháu bé vừa mới 10 ngày tuổi cũng đã phải bước vào cuộc “hồi hương” bất đắc dĩ. Những sẻ chia, giúp đỡ - truyền thống tương thân, tương ái thật đẹp đẽ đã phần nào xoa dịu nỗi nhọc nhằn cho bà con. Nhưng, cả chặng dài của cuộc sống phía trước của họ sẽ như thế nào đây? Trả lời câu hỏi này,huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã có “Đề án tạo sinh kế bền vững cho bà con trở về từ vùng dịch”.
Tại kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Để thực hiện hiệu quả Chương trình trong thời gian tới, nhiều đại biểu đã có những kiến nghị, đề xuất hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.
Kinh tế -
Trọng Bảo -
15:45, 17/06/2021 Thời gian qua, trên địa bàn huyện vùng cao Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Chương trình “Ngân hàng bò” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai đã và đang phát huy hiệu quả trong việc tạo thêm sinh kế, giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập, từ đó từng bước vươn lên thoát nghèo.
Để giải quyết tận gốc vấn đề di cư tự phát, giải pháp căn bản là những tỉnh “đầu đi” cần phải quản lý dân cư thật tốt. Đồng thời, cần tăng cường nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách, hỗ trợ, tạo sinh kế bền vững, ổn định đời sống cho đồng bào.
Kinh tế -
Hoàng Quý -
15:24, 29/03/2021 Những năm gần đây, việc xây dựng và nhân rộng những mô hình phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người dân đã và đang mang lại hiệu quả quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những nội dung đổi mới, quan tâm hơn đến việc bảo đảm các quyền và nghĩa vụ cho người nghèo, đồng bào DTTS. Cụ thể, Nhà nước có chính sách về đất ở, đất sản xuất, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng, qua đó tạo điều kiện cho đồng bào có đất để sản xuất nông nghiệp bền vững.
Xã hội -
Trọng Bảo -
17:02, 30/11/2020 Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 66%; những năm trước đây, tình trạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, bị mua bán và lấy chồng người nước ngoài trái pháp luật luôn là vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên thời gian gần đây, tình trạng này đã giảm dần qua từng năm, để có được kết quả này cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều giải pháp tích cực; trong đó, có việc tăng cường tạo sinh kế cho bà con nói chung, chị em phụ nữ nói riêng.
Tin tức -
Lê Phương -
17:59, 18/11/2020 Ngày 18/11, tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) và Dự án Trường Sơn Xanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã tổ chức Hội thảo Tổng kết một năm thực hiện dự án “Cải thiện sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) thông qua phát triển chuỗi giá trị mây tre đan và cây dược liệu, nhằm tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Nam”.
Xã hội -
Thanh Hải -
16:29, 17/11/2020 “Vườn không, chuồng trống” đang là thực tế đầy khó khăn của bà con miền Trung sau thiên tai. Ngoài việc hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, thì các địa phương cần chú trọng tạo sinh kế để bà con sớm ổn định cuộc sống, nhất là các mô hình sinh kế ‘lấy ngắn nuôi dài”.