Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Phụ nữ Mông xanh với việc bảo tồn trang phục truyền thống

Phụ nữ Mông xanh với việc bảo tồn trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 15:08, 01/11/2022
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, dân tộc Mông có nhiều nhóm ngành, trong đó, người Mông xanh có dân số rất ít hiện sinh sống chủ yếu ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Người Mông xanh hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghề se lanh, dệt vải. Hiện nay, các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai quan tâm đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trong đó có mục tiêu hỗ trợ phục hồi, phát huy giá trị trang phục truyền thống trong đồng bào.
Đồng bào dân tộc Hoa vui mừng đón Lễ hội Tả Tài Phán

Đồng bào dân tộc Hoa vui mừng đón Lễ hội Tả Tài Phán

Sắc màu 54 - T.Hợp - 08:58, 01/11/2022
Từ ngày 28/10 đến 1/11 tại thôn Đồng Tiến, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng (Bình Phước) diễn ra Lễ hội Tả Tài Phán. Lễ hội Tả Tài Phán là văn hóa tín ngưỡng, mang đậm ý nghĩa tâm linh của đồng bào dân tộc Hoa đã diễn ra trong không khí linh thiêng và rực rỡ sắc màu, mang đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Hoa.
Nghệ nhân ưu tú Danh Bê: Tâm huyết bảo tồn, truyền dạy nghệ thuật múa Khmer

Nghệ nhân ưu tú Danh Bê: Tâm huyết bảo tồn, truyền dạy nghệ thuật múa Khmer

Sắc màu 54 - Thế Hạnh - 07:31, 01/11/2022
Với lòng đam mê văn hóa dân tộc, những năm qua, ông Danh Bê (SN 1955) ở ấp Hòa Thiện, xã Định Hòa (huyện Gò Quao, Kiên Giang) đã dành nhiều tâm huyết cho công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Khmer. Ông đã tập hợp con cháu trong dòng tộc, phum sóc để hình thành đội văn nghệ Khmer, thường xuyên đi biểu diễn tại địa phương và cấp toàn quốc.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS Việt Nam: Thành quả nhiều nhưng mục tiêu vẫn đang ở phía trước

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS Việt Nam: Thành quả nhiều nhưng mục tiêu vẫn đang ở phía trước

Sắc màu 54 - Hiếu Giang - 07:07, 01/11/2022
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “hội nhập mà không hòa tan” là một chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển toàn diện của đất nước.
Hồi sinh văn hóa Chơ Ro: Phục dựng, phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian (Bài 1)

Hồi sinh văn hóa Chơ Ro: Phục dựng, phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian (Bài 1)

Sắc màu 54 - Huyền Trang - 06:23, 01/11/2022
Đồng bào dân tộc Chơ Ro ở Bà Rịa- Vũng Tàu sinh sống tập trung tại một số xã thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, TX. Phú Mỹ và một số ít tại TP. Bà Rịa. Qua thời gian, chỉ còn một số nơi duy trì các lễ hội dân gian, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo… Trước thực tế đó, Sở Khoa học và Công nghệ và Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật (VH-NT) tỉnh đã quyết tâm phục dựng văn hóa Chơ Ro qua quá trình thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Hiệu quả từ việc cấp chiêng (Bài 2)

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Hiệu quả từ việc cấp chiêng (Bài 2)

Sắc màu 54 - Lê Hường - 05:30, 01/11/2022
Đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, tỉnh Đắk Lắk nỗ lực triển khai Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh, bố trí kinh phí cấp chiêng, trang phục truyền thống, mở các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng.
Cậu bé lớp 2 trình diễn thành thục 5 bài chiêng của người CaDong

Cậu bé lớp 2 trình diễn thành thục 5 bài chiêng của người CaDong

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - Văn Sơn - 04:44, 01/11/2022
Về Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi vẫn thấy những vết tích của cơn bão Noru vừa qua còn hằn in trên đường sá, núi rừng. Nhưng khi nghe âm thanh tiếng cồng chiêng trầm bổng vang lên của cậu bé 7 tuổi Nguyễn Trường Ka, lòng người bỗng nhiên bình yên rồi phấn chấn đến lạ thường...
Nghệ nhân Đinh Bi khéo đan gùi, giỏi chơi chiêng

Nghệ nhân Đinh Bi khéo đan gùi, giỏi chơi chiêng

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 04:30, 01/11/2022
Ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, Gia Lai), nghệ nhân Đinh Bi được biết đến là người có tài đan lát giỏi nhất nhì làng. Ông còn là bậc thầy trong việc đánh và truyền dạy lại các bài chiêng truyền thống, từ đó đóng góp vào công cuộc giữ gìn văn hóa dân tộc ở vùng Đông Trường Sơn.
Phát triển Du lịch thông minh: Tương lai của ngành công nghiệp không khói (Bài 1)

Phát triển Du lịch thông minh: Tương lai của ngành công nghiệp không khói (Bài 1)

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - 18:00, 31/10/2022
Du lịch thông minh là thuật ngữ mới được sử dụng để mô tả hệ sinh thái du lịch dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại: điểm đến thông minh, hệ sinh thái kinh doanh thông minh, kinh nghiệm thông minh,... Sau đại dịch, hành vi của du khách với du lịch đã thay đổi, các điểm du lịch thông minh ngày càng được ưa chuộng. Đây là xu hướng du lịch trong tương lai của Việt Nam.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Đưa Nghị quyết bảo tồn, phát huy cồng chiêng vào cuộc sống (Bài 1)

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Đưa Nghị quyết bảo tồn, phát huy cồng chiêng vào cuộc sống (Bài 1)

Sắc màu 54 - Lê Hường - 13:25, 31/10/2022
Những năm qua, Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS và đạt hiệu quả tích cực. Đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết 05 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và tiếp theo là giai đoạn 2022-2025, với những cách làm cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, không chỉ bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa cồng chiêng, mà qua đó giúp cho đồng bào hiểu hơn những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, từ đó nhiều di sản văn hóa khác của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng được bà con trân quý, chú trọng giữ gìn.
Gìn giữ không gian văn hóa cồng chiêng

Gìn giữ không gian văn hóa cồng chiêng

Sắc màu 54 - Nguyễn Thanh - 06:52, 31/10/2022
Cồng chiêng được đồng bào các dân tộc xem như là báu vật, là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây “thanh âm huyền bí” trong các nghi lễ truyền thống, lễ hội, sự kiện văn hóa của địa phương, giữ bản sắc văn hóa của đồng bào...Do vậy, bao năm nay, đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các nghệ nhân ở bản làng đã có trách nhiệm, bảo ban nhau giữ gìn, nâng niu trân quý cồng chiêng
Người giữ “hồn Then” cổ ở Nậm Nhùn

Người giữ “hồn Then” cổ ở Nậm Nhùn

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 11:06, 30/10/2022
Khi lời Then hoà nhịp cùng đàn tính chính là tiếng lòng của đồng bào Thái, kèm những ước nguyện tốt đẹp nhất của bản, của Mường, của mỗi gia chủ… tất cả được thầy mo gửi đến các đấng siêu nhiên qua lời Then. Hiện nay, trong các bản người Thái ở Lai Châu vẫn có những ông, bà Then miệt mài lưu giữ giá trị truyền thống của Then. Tiêu biểu trong số đó là nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng phụ thuộc vào chủ thể là đồng bào DTTS

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng phụ thuộc vào chủ thể là đồng bào DTTS

Sắc màu 54 - Lê Hường (Thực hiện) - 10:14, 30/10/2022
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, Tỉnh ủy, HDND, UBND tỉnh Đắk Lắk, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp thực tế. Đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết 05 và 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020 và 2022 - 2025. Từ đó, không chỉ văn hóa cồng chiêng mà nhiều bản sắc, di sản văn hóa của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được giữ gìn, phát huy. Ông Đặng Gia Duẩn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã có cuộc trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian của tỉnh.
Độc đáo lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Độc đáo lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Sắc màu 54 - Kim Anh - 09:47, 30/10/2022
Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa, để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc.
Kon Tum: Hơn 1.000 học sinh tham gia Liên hoan Cồng chiêng - Múa xoang

Kon Tum: Hơn 1.000 học sinh tham gia Liên hoan Cồng chiêng - Múa xoang

Sắc màu 54 - H.Đại - 08:45, 30/10/2022
Ngày 29/10, tại Nhà rông văn hóa làng Kon K’lor, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tp. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) tổ chức Liên hoan Cồng chiêng - Múa xoang, thi trang phục DTTS dành cho học sinh thành phố lần thứ VI - năm 2022.
Những cái mới ở chùa Peam Buôl Thmây

Những cái mới ở chùa Peam Buôl Thmây

Sắc màu 54 - P. Quang - M. Triết - 15:45, 28/10/2022
Chùa Khmer Peam Buôl Thmây được xây dựng vào năm 1964, nằm đoạn cuối của sông Maspéro giao nhau với kênh Cái Quanh, một con sông mà hàng ngàn người hâm mộ đua ghe ngo đều biết đến bởi đây là “Sông trường” mỗi mùa Lễ hội Ooc Om Bok đua ghe ngo. Từ đó, ngôi chùa Khmer Peam Buôl Thmây được gắn liền với sông Maspéro và được nhiều du khách đến với Sóc Trăng quan tâm.
Biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên tại Kon Tum

Biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên tại Kon Tum

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 09:35, 28/10/2022
Nhà thiết kế Minh Hạnh cho biết chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên được tổ chức tại Kon Tum có 80% diễn viên là học sinh dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Gần 730 nghệ nhân tham gia Liên hoan không gian văn hóa cồng chiêng huyện Kông Chro

Gia Lai: Gần 730 nghệ nhân tham gia Liên hoan không gian văn hóa cồng chiêng huyện Kông Chro

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 20:09, 27/10/2022
Trong 3 ngày (từ 26 - 28/10), huyện Kông Chro (Gia Lai) tổ chức Liên hoan không gian văn hóa cồng chiêng năm 2022. Tham gia Liên hoan có gần 730 nghệ nhân, người dân đến từ 14 xã, thị trấn trên địa bàn.
Hẹn hò với mây trời Y Tý

Hẹn hò với mây trời Y Tý

Sắc màu 54 - Uyển Nhi - 17:33, 27/10/2022
Y Tý là một xã vùng cao thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nằm ở độ cao hơn 2000m so với mực nước biển, Y Tý có khí hậu mát mẻ, quanh năm mây mù bao phủ.... Nơi đây có đông đồng bào dân tộc Hà Nhì sinh sống, với bản sắc văn hóa độc đáo và rừng nguyên sinh Dền Sáng, được ví như “rừng treo” trên núi đá cao vời vợi. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá.
Rộn ràng mùa Lễ dâng y Kathina của đồng bào Khmer Nam bộ

Rộn ràng mùa Lễ dâng y Kathina của đồng bào Khmer Nam bộ

Sắc màu 54 - N.Tâm – H.Diễm - 14:54, 27/10/2022
Hàng năm vào thời điểm từ 15/9 đến 15/10 âm lịch đồng bào Khmer Nam bộ lại rộn ràng trong không khí tổ chức lễ Kathina. hay còn gọi là dâng y cà sa. Đây là một nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, thể hiện ước nguyện về sự bình an, yên ấm cho gia đình, bình an cho cho phum sóc, đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa. Ngoài tấm lòng thành kính, dâng áo cà sa, cũng như nhiều vật dụng sinh hoạt đến các chư tăng, dịp này các phật tử tổ chức quyên góp tu sửa trường học, đường cầu, nhà tăng, nhà hội...