Những ngày đầu Xuân năm mới ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc thường có những lễ hội đặc sắc nhằm tái hiện lại phong tục tập quán lâu đời của cộng đồng các DTTS. Đối với người Thái ở Sơn La, ngoài những lễ hội đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể như xòe Thái; Lễ hội gội đầu truyền thống; lễ hội Kim Pang Then… thì nghi lễ buộc chỉ cổ tay để cầu may cũng là một nghi lễ độc đáo.
"Xòe Thái không chỉ mang lại một không khí tươi vui, náo nhiệt cho ngày hội, mà ấn tượng nhất là Xòe mang lại sự gắn kết, xóa nhòa khoảng cách cho những du khách như chúng tôi...", là lời chia sẻ đầy hào hứng của một trong những du khách được thưởng thức Xòe Thái do các nghệ nhân, đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La mang đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) trình diễn trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023, vào chiều ngày 11/2 vừa qua.
“Bây giờ thanh thiếu niên ở Kon H’rinh đã biết yêu văn hóa dân tộc mình, có ý thức học hỏi để giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Kon H’Rinh đã có đội chiêng, đội múa trẻ, nhiều thanh thiếu niên biết chơi nhạc cụ truyền thống”. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của những nghệ nhân tâm huyết, giới chuyên môn và những người yêu văn hóa Xơ Đăng khi về Kon H’rinh, xã Ea Đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Lễ hội truyền thống chùa Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia theo Quyết định số 231/QD-BVHTTDL ngày 14/2/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch.
Với dân tộc Xtiêng, cồng chiêng là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với đời sống của con người. Tiếng cồng chiêng rộn ràng vang lên giữa đại ngàn trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với dân tộc Xtiêng trong các dịp lễ, tết, mừng lúa mới... Đối với họ, cồng chiêng không chỉ là cầu nối giao tiếp giữa con người với tổ tiên, thần linh mà còn là tiếng lòng diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, lao động. Xuất phát từ đam mê và niềm tự hào, ngày nay, các bạn trẻ dân tộc Xtiêng đang cố gắng học tập để duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Lượn cọi của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn có từ lâu đời và trở thành nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết. Đến nay, Lượn cọi đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và đang được huyện Pác Nặm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với hoạt động du lịch của địa phương.
Ngày 15/2, UBND Tp. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, Lễ hội Nghinh Ông phường Thắng Tam, Tp. Vũng Tàu đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Theo quan niệm của người Dao ở Tuyên Quang, mùa Xuân là mùa khởi đầu của những điều mới mẻ, khai sáng những điều tốt lành. Trong tiết trời ấm áp, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ Đông dài, đây là thời điểm thích hợp để các thầy tạo, thầy cúng, các già làng khai bút, dạy người trẻ học chữ Nôm Dao hướng về cội nguồn.
Hằng năm, cứ đến ngày 16 tháng Giêng, đồng bào DTTS Chăm, Ba Na ở xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cùng nhau mở hội Trống đôi, cồng ba, chiêng năm. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây vào những ngày đầu Xuân.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng.
Đồng bào các DTTS ở Tây Bắc hiện đang lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống đặc sắc, mang đậm ý nghĩa văn hóa, nhân sinh. Ở huyện vùng cao Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, người Dao Khâu vẫn lưu giữ phong tục đón Tết rất riêng và luôn được duy trì, trao truyền qua nhiều thế hệ như: Gói bánh chưng đen; tắm lá thuốc và lễ Tranh nước mới (yang sèng uôm) đêm giao thừa…
Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh lần thứ nhất sẽ diễn ra vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương 2023 (mùng 10 tháng Ba âm lịch) tới đây.
Triển lãm được tổ chức tại Tiền đường nhà Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội đến ngày 30/4/2023. Triển lãm hé lộ nhiều thông tin thú vị về quá trình tu sửa Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Thông tin từ UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), từ ngày 28/2 - 1/3, huyện Quan Sơn sẽ tổ chức Lễ hội Mường Xia năm 2023 và tổ chức đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Xia.
Mùa Xuân là cả một khoảng trời trầm lặng được thay bằng ánh sáng và sắc màu của “muôn hồng ngàn tía” các loài hoa cỏ. Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà lãng mạn, mùa Xuân Tây Bắc đẹp đến nao lòng…
Ngày 12/2, Chi hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam tỉnh Sơn La đã tổ chức gặp mặt đầu Xuân Quý Mão 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Trong 2 ngày 11 và 12/2, tại xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Lồng Tồng 2023. Lễ hội mang nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.
Ngày 12/2, Ban Tổ chức lễ hội phường Vĩnh Trại và Hoàng Văn Thụ (Tp. Lạng Sơn) tổ chức Khai mạc Lễ hội đền Kỳ Cùng và Lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Lừa. Lễ hội nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Sáng nay, 11/2 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tổ chức Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc Xuân Quý Mão 2023. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến dự và chia vui cùng đồng bào.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc thực hiện Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.