Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023); 92 năm Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2022), 77 năm Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2022), tối 16/11, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc “Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022”.
Sáng 16/11, UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) chính thức công bố chương trình “Mùa hội cỏ hồng Lang Biang lần thứ IV năm 2022”. Mùa hội sẽ diễn ra diễn ra từ ngày 19/11 đến khi mùa cỏ tàn, với nhiều sự kiện hấp dẫn.
Ngày 15/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Festival Huế 2023 với chủ để "Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển", gồm nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc, trải đều trong năm.
Từ 18-23/11/2022, 200 đồng bào của 17 dân tộc đến từ mọi miền Tổ quốc sẽ tham gia sự kiện thường niên Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Những năm qua, cùng với sự đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của địa phương, huyện Kông Chro (Gia Lai) đã có sự phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, việc chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số là một điển hình.
Tối 15/11, tại Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ V, Hà Nội – 2022 với sự tham dự của đông đảo đại biểu trong nước và quốc tế, cùng các nghệ sỹ, các đơn vị nghệ thuật trong nước và quốc tế.
Dưới những lớp đất đá của núi rừng Khánh Sơn này, chẳng biết từ bao giờ người Raglay đã biết nghe tiếng đá kêu. Những tiếng đá khi va vào nhau thánh thót như tiếng của tiền nhân, rì rào róc rách như dòng thác chảy, miên man miệt mài như tiếng loài chim trên mải miết đại ngàn tấu lên những khúc hòa ca đầy cảm xúc của người Raglay.
Ngồi bên hiên nhà, đôi mắt sâu nhìn về những đứa trẻ trong làng diễn tấu thành thạo những bài chiêng, truyền thống của dân tộc Ba Na, già làng, Nghệ nhân ưu tú A Thuih không giấu được niềm vui. Ông cười nói: “Dường như tôi nặng nợ với cồng chiêng thì phải, nên không lúc nào tôi không nghĩ đến nó. Cứ rảnh là tôi đem cồng chiêng ra dạy cho lớp trẻ trong làng”.
Từ ngày 16 -23/11, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Lễ hội bưởi Đại Minh và khám phá Danh thắng quốc gia hồ Thác Bà năm 2022, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách gần xa.
Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Văn Sơn -
09:11, 15/11/2022 Về Quảng Nam, du khách sẽ được thưởng thức “đặc sản” văn hoá – điệu múa da dá của người Cơ Tu, được bà con gìn giữ trao truyền từ đời này sang đời khác. Vũ điệu da dá được xem như là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, gửi gắm khát vọng sống ngàn đời của những người con nơi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Di sản văn hóa phi vật thể được sinh ra trong đời sống cộng đồng và được gìn giữ, phát huy tốt nhất trong cộng đồng. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, người trẻ dần quên đi những giá trị văn hóa truyền thống, thì vai trò của các nghệ nhân lại càng quan trọng. Hiện nay, các nghệ nhân không chỉ được Đảng, Nhà nước tôn vinh mà còn được hưởng những chính sách đãi ngộ thiết thực, kịp thời để những “báu vật sống” chuyên tâm cống hiến cho công tác bảo tồn, truyền giữ văn hóa dân tộc.
Từ ngày 11 - 17 , UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya tại làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Đây là sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Chư Păh. Lễ hội đã thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm.
Chiều ngày 11/11, UBND Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng) và Công ty TNHH Vietnam Silk House tổ chức khai mạc Không gian triển lãm “Thiên đường Tây Nguyên” và trình diễn thời trang lụa, thổ cẩm Tây Nguyên. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX năm 2022.
Sáng 11/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Họp báo Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 và “Liên hoan trình diễn trang phục các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022”.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có Quyết định số 2898/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch Phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật “Sống mãi với thời gian” giai đoạn 2022 - 2025, hướng tới 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2030) và 85 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2030).
Bên dòng sông Krông Ana hiền hòa, người Ê Đê Bih (một nhánh của dân tộc Ê Đê) ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana sở hữu những đặc trưng văn hóa không nơi nào trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có được. Bởi chỉ có người Ê Đê Bih ở đây cho phép, khuyến khích phụ nữ đánh cồng chiêng. Cho đến nay, bao nhiêu thế hệ phụ nữ Ê Đê Bih vẫn miệt mài gìn giữ chiêng Jho như báu vật. Có thể nói, từ nhiều năm qua, Buôn Trấp đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo tồn văn hoá, đây chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 hiện đang được triển khai trên địa bàn cả nước.
Sáng 10/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với cán bộ, người dân bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương.
Sáng 10/11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức họp báo công bố sự kiện Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX năm 2022. Với 9 chương trình chính và các chương trình hưởng ứng khác.
Sự kiện UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một lần nữa nhân lên niềm tự hào không chỉ riêng người Thái mà của cả dân tộc Việt Nam. Đây là một di sản vô giá, cần chung tay bảo vệ và phát huy, biến “Nghệ thuật Xòe Thái” trở thành tài sản, là nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Bằng chính sức sống mãnh liệt, sự tinh tế, lôi cuốn mà những người yêu thích nghệ thuật Xòe đã tiếp thu, trao truyền tự nhiên trong cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt là những giá trị và tính nhân văn trong mỗi điệu Xòe, đã trở thành biểu tượng, dấu ấn văn hóa quan trọng của người Thái ở Tây Bắc, được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.