Gắn bó với các trường tiểu học ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) mấy chục năm nay, thầy Đinh Minh Đích (quê ở xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa luôn tận tụy hết lòng truyền thụ kiến thức cho các em học sinh DTTS với tâm nguyện giúp các em vươn lên trưởng thành, có nền tảng tri thức để làm chủ cuộc sống.
Để thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nhất là thực trạng biến đổi khí hậu, gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi, ở nhiều địa phương tỉnh Quảng Bình, người nông dân đã chủ động thay đổi trong tư duy, nghiên cứu, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Điển hình như nông dân xã Phú Định, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đầu tư áp dụng công nghệ Israel tưới nhỏ giọt cho cây trồng, nhất là cây hồ tiêu.
Thời gian qua, tình hình an ninh trật tự các địa phương khu vực biên giới của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình luôn được đảm bảo. Để có được sự bình yên đó có vai trò quan trọng của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trên địa bàn.
Đã hơn 30 năm chuyển về khu định canh, định cư bản Khe Ngát, thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhưng 95 hộ dân với 300 nhân khẩu là đồng bào Vân Kiều ở đây vẫn không có hoặc thiếu đất sản xuất. Người dân nhiều lần kiến nghị lên chính quyền và cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Năm 2013, ông Lê Viết Sơn, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình thành lập hợp tác xã (HTX) mây tre đan Vân Sơn. Sau thời gian tìm tòi học hỏi, đầu tư đến nay, sản phẩm mây tre đan của HTX đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và trên đường hội nhập.
Trong chiến tranh dòng Long Đại cùng với quân và dân ta oằn mình gánh chịu không biết bao bom đạn của kẻ thù. Mỗi tấc đất, mỗi bến đò hay bản làng nơi đây nay vẫn còn dấu tích của quá khứ hào hùng của người dân. Hôm nay, vượt qua những khốc liệt và mất mát của chiến tranh con người và vùng đất đã quật cường đứng lên để trở thành điểm sáng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối làm ô nhiễm môi trường sống của người dân ở khu vực nông thôn và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân…
Dân Hóa là xã biên giới khó khăn của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Sách, người Mày (dân tộc Chứt) và người Khùa (dân tộc Bru-Vân Kiều) với khoảng 3 ngàn nhân khẩu. Đến nơi xa xôi hẻo lánh này, chúng ta không khỏi chạnh lòng chứng kiến những cô gái làm mẹ khi chỉ mới 15, 16 tuổi.
Tân Trạch và Thượng Trạch là hai xã ĐBKK của huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Hai xã có 663 hộ/2.999 nhân khẩu; trong đó, Thượng Trạch có 566 hộ, 2.534 nhân khẩu; Tân Trạch có 97 hộ. Dân số của hai xã chủ yếu là đồng bào Ma Coong (Bru-Vân Kiều).
Trong cuộc sống thường nhật, rác thải đang là vấn nạn làm ô nhiễm môi trường sống của nông thôn.
Vừa qua, tại xã Tân Trạch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình phối hợp với huyện Bố Trạch tổ chức lễ khởi công công trình xây dựng 37 nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, bị thiệt hại do bão số 10 gây ra năm 2017.
Trong 2 năm trở lại đây, tỷ lệ tảo hôn ở xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang tăng đáng kể. Năm 2016, xã có 5 cặp tảo hôn, đến 2017, con số này tăng lên 10 cặp trong tổng số 22 cặp kết hôn trong năm, chiếm tỷ lệ khoảng 45% và từ đầu năm 2018 đến nay có 2 cặp. Đây là con số đáng báo động về tình trạng tảo hôn ở địa phương này.
Trên mảnh đất nắng gió của quê hương Quảng Bình có một “đặc sản văn hóa” đã trở thành máu thịt của bao thế hệ người dân nơi đây, đó là giai điệu Hò khoan mang “cốt cách” riêng của người dân vùng đất Lệ Thủy. “Đặc sản” này đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
Trong những năm qua, phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) lan rộng khắp các hộ gia đình. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế theo hướng trang trại chăn nuôi khép kín cho thu nhập cao và ổn định. Mô hình nuôi vịt đẻ siêu trứng của anh Nguyễn Văn Dương ở thôn Lương Yến, xã Lương Ninh là một điển hình.
Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào các mô hình sản xuất là việc làm cần thiết, mở ra hướng sản xuất mới mang lại hiệu quả. Tuy vậy, hiện nay ở Quảng Bình việc nhân rộng các mô hình gặp nhiều khó khăn vì những yếu tố khách quan và chủ quan.
Trong phạm vi Nghị quyết 30a, vấn đề hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS là nội dung được các địa phương ưu tiên hàng đầu.
Mỗi lần ghé qua làng Cự Nẫm, xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) chúng tôi đều cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất một thời chìm trong bom đạn này.
Sáng 9-5, tại Nghĩa trang liệt sĩ Ba Dốc, tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ truy điệu, an táng 18 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến tranh tại Lào.
Sự buông lỏng công tác, quản lý bảo vệ đã khiến hàng chục ha rừng phòng hộ đầu nguồn Bà Đà tại xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đang bị tàn phá nghiêm trọng.
Trăn trở từ một số mô hình giảm nghèo kém hiệu quả thời gian qua, với kinh phí 300 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ, các cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo ở Quảng Bình đã mạnh dạn đổi mới tư duy, xây dựng mô hình theo hướng hỗ trợ tập trung. Trong đó, mô hình Câu lạc bộ “Tự giúp nhau thoát nghèo” của chị em phụ nữ xã Vạn Trạch (huyện Bố Trạch) đã cho hiệu quả thiết thực.