Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong

T.Nhân - H.Trường - 08:27, 08/10/2024

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam vừa phối hợp với huyện Hiệp Đức tổ chức phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong với đầy đủ nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động ý nghĩa.

Lễ Mừng lúa mới của người Ca Dong
Lễ Mừng lúa mới của người Ca Dong

Ngày 7/10, ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Quảng Nam, cho biết: Sở vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phục dựng Lễ Mừng lúa mới của người Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng) tại Nhà văn hóa thôn Hạ Sơn (xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức).

Đây là hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 01/3/2024 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024.

Người dân tham gia lễ hội mừng lúa mới.
Người dân tham gia Lễ Mừng lúa mới

“Chương trình phục dựng Lễ Mừng lúa mới của người Ca Dong được tổ chức với sự tham gia của đông đảo bà con trên địa bàn huyện, đặc biệt là hai thôn Hạ Sơn và Gia Cao của xã Phước Gia. Việc phục dựng Lễ Mừng lúa mới nhằm bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS miền núi ở Quảng Nam nói chung và cộng đồng người Ca Dong nói riêng. Qua đó, góp phần tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể”, ông Nguyễn Thanh Hồng cho biết.

Lễ mừng lúa mới nhằm cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ấm no hạnh phúc.
Lễ Mừng lúa mới nhằm cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ấm no hạnh phúc

Theo phong tục của người Ca Dong, khi mọi việc nương rẫy đã kết thúc, lúa đã được tuốt xong thì đồng bào tổ chức Lễ Mừng lúa mới, với ý nghĩa cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ấm no, hạnh phúc và cầu bình an cho dân làng.

Lễ hội được phục dựng theo các nghi thức, phong tục truyền thống của đồng bào Ca Dong ở Hiệp Đức với các nghi thức chính của lễ như cúng xin thần linh, hồn lúa; gọi thần lúa, tạ ơn thần lúa, rước hồn lúa… do những già làng uy tín được cộng đồng tiến cử thực hiện.

Lễ mừng lúa múa ở Quảng Nam có nhiều hoạt động đặc sắc.
Lễ Mừng lúa múa ở Quảng Nam có nhiều hoạt động đặc sắc

Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất trong chu kỳ phát triển của lúa rẫy từ khi chuẩn bị vào mùa vụ cho đến khi thu hoạch cũng được phục dựng chu đáo, như phát rẫy, tỉa lúa, làm cỏ, chăm bón, suốt lúa… Sau nghi thức cúng thần lúa, từng nhịp cồng chiêng rộn ràng hòa quyện cùng vũ điệu múa nhịp nhàng của các già làng và các chàng trai, cô gái Ca Dong quanh cây nêu.

Ông Đinh Văn Linh - Trưởng thôn Hạ Sơn (xã Phước Gia) chia sẻ, Lễ Mừng lúa mới là lễ hội truyền thống, được hình thành từ lâu đời, gắn liền với sản xuất nông nghiệp của người Ca Dong nói chung và cộng đồng người Ca Dong ở xã Phước Gia nói riêng. Phong tục này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn còn giữ nguyên bản sắc truyền thống.

Đây là một trong các hoạt động thuộc Dự án 6 của Chương trình MTQG về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Đây là một trong các hoạt động thuộc Dự án 6 của Chương trình MTQG về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

“Lễ hội được tổ chức khi mùa màng đã thu hoạch xong và là dịp bà con báo cáo với thần linh, ông bà, tổ tiên rằng đã thu hoạch xong mùa vụ, và xin tạ ơn trời đất đã phù hộ cho bản làng, gia đình một năm mưa thuận, gió hòa, đem đến vụ mùa bội thu, bản làng no đủ. Đây cũng là dịp kết nối tình cảm trong các gia đình, dòng họ và cộng đồng”, ông Đinh Văn Linh nói thêm.

Một số nghi thức trong Lễ mừng lúa mới của người Ca Dong.
Một số nghi thức trong Lễ Mừng lúa mới của người Ca Dong

Trong khuôn khổ phục dựng lễ hội, các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc, như giã gạo, gói bánh ốc, nấu cơm ống, chế biến món ăn… cũng đã thu hút đông đảo bà con và thanh niên tham gia. Qua đó thể hiện tinh thần thi đấu nhiệt tình, hào hứng tạo nên một sân chơi sôi nổi và vui tươi.

Lễ mừng lúa mới là một trong những nét đẹp văn hóa của người Ca Dong được giữ gìn và hiện nay đang phát triển gắn với du lịch.
Lễ Mừng lúa mới là một trong những nét đẹp văn hóa của người Ca Dong được giữ gìn và hiện nay đang phát triển gắn với du lịch

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam: Ngoài việc gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống của người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, đây cũng là dịp góp phần tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm và niềm tự hào của cộng đồng về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; động viên, khuyến khích người dân chung tay bảo vệ, phát huy và lan toả các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Sở VH-DL&TT Quảng Nam đẩy mạnh triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn.
Sở VH-DL&TT Quảng Nam đẩy mạnh triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn.

“Việc phục dựng Lễ Mừng lúa mới với những nghi thức truyền thống là cơ sở khoa học để xây dựng phương án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; tạo nguồn tư liệu hỗ trợ công tác nghiên cứu, giảng dạy cho các nhà khoa học; các nhà quản lý hoạch định chính sách về bảo tồn văn hóa, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh”, ông Hồng chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bắc Hà (Lào Cai): Đưa lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch đặc trưng

Bắc Hà (Lào Cai): Đưa lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch đặc trưng

Bắc Hà là địa phương có đông đồng bào DTTS (gần 60.000 người), thuộc 14 dân tộc anh em cùng sinh sống; mỗi dân tộc đều có những lễ hội truyền thống riêng. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã và đang trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, mà một trong những điều điều làm nên đặc trưng ấy chính là các lễ hội đều được gìn giữ nguyên dạng bản sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chiều 21/10, trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại biểu Quốc hội khóa XV, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Giang: Huyện Mèo Vạc phát huy vai trò Người có uy tín

Hà Giang: Huyện Mèo Vạc phát huy vai trò Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang luôn quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong phát triển kinh tế, giảm nghèo; bài trừ hủ tục; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN ) và Hội LHPN các tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương triển khai dự án. Qua giám sát đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.
Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Kiến Văn - 6 giờ trước
Thời gian qua, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) luôn quan tâm, hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn. Đây là những nội dung thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Sức khỏe - PV - 6 giờ trước
Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía Tây Hà Nội.
Quy hoạch và sắp xếp dân cư theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ

Quy hoạch và sắp xếp dân cư theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ

Công tác Dân tộc - An Yên - 6 giờ trước
Thực hiện Dự án 2 "Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tại Nghệ An có 4 dự án định canh, định cư được thực hiện tại 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Hiện nay cả 4 dự án còn gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, để người dân sớm có cuộc sống ổn định, các địa phương cũng đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để sớm bàn giao mặt bằng cho người dân đến ở.
Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Ủy ban Kinh tế Nước toàn cầu vừa công bố báo cáo “Kinh tế của nước: Đánh giá chu trình thủy văn như một tài sản chung toàn cầu”, đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về vấn đề: Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Duy Khánh - 7 giờ trước
Ngày 21/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu năm 2024, gồm 26 đại biểu DTTS tiêu biểu của các huyện, Thành phố, sau chuyến đi tham quan và học tập của đoàn tại một số tỉnh, thành phố. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh...
Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Du lịch - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngày 21/10, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu đến Quảng Ninh trong năm 2024.
Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị và thu nhập cho đồng bào DTTS tại xã biên giới Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ. Để công tác này đạt hiệu quả tốt, chính quyền địa phương luôn chú trọng định hướng cây trồng phù hợp thực tiễn tập quán, thổ nhưỡng, các ngành chức năng tranh thủ triển khai kịp thời nguồn hỗ trợ cây giống, phân bón từ các chương trình, đề án...đến người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Ngày 21/10, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng DTTS và miền núi năm 2024.
Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Pháp luật - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 8 giờ trước
Phước Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có 22 thành phần DTTS sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Gié Triêng. Trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở địa phương đã phát huy tốt vai trò của mình về công tác tuyên truyền pháp luật xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xóa bỏ tảo hôn và tích trong công tác phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng và người dân.