Bạn đọc -
H. Đại -
19:17, 06/05/2022 Thời gian gần đây, trên tuyến đường Hồ Chí Minh (HCM) đoạn qua huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân, tổ chức ngang nhiên đấu nối vào hành lang an toàn của tuyến đường, khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép. Điều này, gây mất an toàn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT). Đây là vấn đề nhức nhối hiện nay của huyện Đăk Glei nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung, cần được ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc để ngăn chặn và xử lý.
Bạn đọc -
Quỳnh Trâm -
16:23, 05/05/2022 Những ngày qua, trên địa bàn xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa), diễn ra tình trạng doanh nghiệp nạo vét lòng hồ Bến Quân khai thác, vận chuyển đất chưa đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường. Các xe tải chở đất không che chắn bạt, chạy băng băng trên các tuyến đường liên thôn, thậm chí chạy ngay trên Quốc lộ 1A đoạn đi qua thị xã Bỉm Sơn, gây bụi mù mịt và mất an toàn giao thông.
Bạn đọc -
Ngọc Thu -
11:00, 29/04/2022 Chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai liên tiếp diễn ra tình trạng khai thác đất, cát trái phép, nhưng chính quyền xã Ia Lâu không hề hay biết.
Bạn đọc -
Hiếu Anh -
08:58, 28/04/2022 Ngày 22/4/2022, Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển có bài “Công ty Nhiệt điện Na Dương “vượt rào” xây dựng công trình 13 ha?”, phản ánh vụ việc Công ty Nhiệt điện Na Dương (Lạng Sơn) xây dựng công trình trên 13 ha đất khi chưa được giao đất, cho thuê đất.
Bạn đọc -
Mỹ Dung – Thiên An -
08:55, 28/04/2022 Chỉ còn ít ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhưng nhiều tàu du lịch TP. Hạ Long vẫn có nguy cơ phải nằm bờ vì không đủ điều kiện xuất bến, do những nguyên nhân như: chưa được bảo dưỡng, chưa đăng kiểm lại, chưa mua bảo hiểm, chưa tuyển được nhân viên…
Bạn đọc -
Khánh Ngân -
11:20, 26/04/2022 Không như mong đợi, hàng ngàn ha đất rừng sản xuất, đất lâm nghiệp ở Nghệ An được giao theo Nghị định 02 và Nghị định 163 của Chính phủ chưa phát huy được hiệu quả. Thậm chí, đồng bào đã bỏ hoang ngay trong giai đoạn đầu được giao đất, giao rừng cho đến nay.
Bạn đọc -
Tiếng Dân -
08:57, 26/04/2022 Nhiều năm qua, 28 hộ dân ở xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) phải sống trong nỗi nơm nớp lo sợ về nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất do sống trong các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai, mưa lũ. Trong khi đó, chính quyền địa phương đang gặp vướng mắc vì một số thủ tục hành chính và thiếu kinh phí đầu tư nên vẫn chưa thể bố trí tái định cư (TĐC) cho người dân.
Bạn đọc -
Tiếng Dân -
11:34, 24/04/2022 Nhà máy Muối tinh chất lượng cao Sa Huỳnh (Nhà máy muối Sa huỳnh), ở phường Phổ Thạnh, TX. Đức Phổ do Công ty TNHH Nhà nước MTV Dược - Vật tư y tế (Công ty Dược - Vật tư y tế) Quảng Ngãi đầu tư. Dự án nhằm tiêu thụ lượng muối ổn định cho diêm dân, theo chuỗi liên kết khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi nhà máy đi vào hoạt động một thời gian thì dừng hoạt động, do việc kinh doanh không hiệu quả. Ngành chức năng của tỉnh vẫn đang lúng túng với phương án xử lý.
Bạn đọc -
Nguyễn Kiều -
16:30, 23/04/2022 Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện những đoàn xe chở đất có dấu hiệu cơi nới thành thùng, chở quá khổ quá tải, liên tục lưu thông trên tỉnh lộ 514. Những đoàn xe này không chỉ kéo theo bụi bẩn, làm rơi vãi bùn đất, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn cho người tham gia giao thông, mà còn phá nát tuyến đường tỉnh lộ huyết mạch 514, khiến người dân nơi đây bức xúc.
Bạn đọc -
Khánh Ngân -
13:45, 22/04/2022 Khu neo đậu tàu thuyền Chợ Gộ (Quảng Bình) được đầu tư gần 57 tỷ đồng. Mặc dù dự án mới bắt đầu thi công những hạng mục đầu tiên, nhưng việc đổ thải, vận chuyển bùn đất… đã có phát sinh nhiều vấn đề bất cập.
Bạn đọc -
Hiếu Anh -
09:33, 22/04/2022 Mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp đất, cho thuê đất, song Công ty nhiệt điện Na Dương - TKV (thuộc Công ty Điện lực - TKV) tại thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn vẫn cố tình xây dựng hệ thống xử lý môi trường trên diện tích 13 ha. Việc này liệu có vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, cũng như xây dựng?
Bạn đọc -
Hoàng Thùy -
01:58, 22/04/2022 Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng quy mô lớn. Trong khi phá rừng diện tích gần 400ha tại huyện biên giới Ea Súp các ngành chức năng vẫn đang khẩn trương điều tra, thì hơn 70ha rừng tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk tiếp tục lại bị người dân ngang nhiên phá, chiếm để lấy đất sản xuất.
Bạn đọc -
Hoàng Thùy -
13:47, 20/04/2022 Bao đời nay cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Buôn Đôn gắn liền với voi, con voi không chỉ là tài sản mà còn góp phần làm nên bản sắc văn hóa rất riêng . Đồng bào DTTS ở đây coi voi như một người thân trong gia đình. Khi voi chết, người dân tổ chức an táng, làm lễ bỏ mả như con người. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để hình ảnh con voi, văn hóa voi ở xứ sở này mãi trường tồn?
Bạn đọc -
Quỳnh Trâm -
11:07, 19/04/2022 Nhóm đối tượng lạ mặt gồm 7 người mang theo đao, kiếm đập phá tài sản tại một cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn xã miền núi Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) khiến người dân hoang mang, lo sợ.
Bạn đọc -
Kẻ Sĩ -
17:30, 18/04/2022 Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn kêu cứu của các bà Tăng Thị Xảo (SN 1956), Tăng Thị Sểu (SN 1960) cùng trú tại xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Theo phản ánh của người dân, mảnh đất phần trăm của gia đình được chia từ năm 1960, nhưng bất ngờ năm 2017, mảnh đất này lại được UBND huyện cấp sổ đỏ cho người khác, vốn không được chia đất năm 1960.
Bạn đọc -
Văn Hoa -
10:57, 14/04/2022 Thời gian qua, trên diễn đàn của cộng đồng người Thái sôi nổi vấn đề cách tân trang phục Thái có nên không? Có luồng ý kiến cho rằng, việc cách tân là phù hợp với thẩm mỹ, xu thế thời trang của giới trẻ; tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng, cách tân ở một mức độ cho phép để bảo tồn bản sắc văn hóa. Việc có nên cách tân hay không, cách tân làm sao để vừa gìn giữ bản sắc văn hóa, vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, hợp xu hướng thời trang đang là vấn đề đặt ra.
Bạn đọc -
Thiên An -
10:46, 14/04/2022 Đầu năm 2022, tuyến đường bao biển nối TP. Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được thông xe. Hiện dự án tuyến đường đang được tập trung hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để bàn giao. Nhưng cũng trong thời gian này, tại đây phát sinh nhiều bất cập cần sớm được khắc phục như: nạn đổ trộm chất thải rắn, hay cung đường thiếu các biển cảnh báo về tốc độ, tín hiệu đèn giao thông… khiến nhiều lái xe không làm chủ được tốc độ dẫn đến tai nạn nguy hiểm.
Bạn đọc -
Tiếng Dân -
15:48, 13/04/2022 Nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân 2 vùng tái định cư (TĐC) ở xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), năm 2011 và 2013, tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành đầu tư 2 công trình nước sạch với công suất thiết kế 550 m3/ngày, với tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn đưa vào sử dụng cả 2 công trình này dừng hoạt động, bỏ hoang đến nay, gây ra lãng phí và bức xúc cho người dân.
Bạn đọc -
Ngọc Thu -
16:54, 08/04/2022 Ngày 8/4, theo phản ánh của người dân, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển tìm đến suối Mơ, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông đã phát hiện xưởng gỗ "lạ” với nhiều hoạt động bất thường.
Bạn đọc -
Việt Thắng - Khánh An -
15:58, 07/04/2022 Được đầu tư đến 25,8 tỷ đồng và đã xây xong từ năm 2018, nhưng nhà máy nước sạch ở xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) không thể hoạt động vì… thiếu nguồn nước thô.