Bạn đọc -
Lê Hường -
10:06, 08/06/2022 Hàng trăm triệu mét khối nước hồ thủy lợi lớn nhất nhì Tây Nguyên ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai chưa sử dụng hết công năng, đang gây lãng phí tài nguyên. Trong khi đó, hàng nghìn hộ dân kinh tế mới ở xã biên giới lân cận là Ia Rvê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang sống trong tình cảnh thiếu nước khiến sản xuất và đời sống vô vàn khó khăn. Nghịch lý nơi thiếu, nơi thừa nước, là vấn đề không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ.
Bạn đọc -
Việt Thắng - Khánh An -
16:06, 03/06/2022 Nhiều chủ tàu cá ở Nghệ An đang điêu đứng vì trong quá trình đánh bắt, tàu bị cháy nhưng phía bảo hiểm lại từ chối bồi thường.
Bạn đọc -
Trọng Bảo -
12:16, 29/05/2022 Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tới 98%, trong đó 50% hộ dân được sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn của Bộ Y tế… Để hướng đến mục tiêu này, trong những năm qua, Lào Cai đã đầu tư được nhiều công trình cấp nước sinh hoạt bằng nhiều nguồn vốn như: Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chương trình 134, 135, 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới…
Bạn đọc -
Nguyễn Kiều -
07:54, 28/05/2022 Lợi dụng Dự án cải tạo, nạo vét Đầm Di, nhà thầu thi công là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tiến Đạt đã không tập kết bùn, đất theo đúng phương án đã được UBND TP. Phổ Yên phê duyệt, mà ngược lại, có hiện tượng xe vận chuyển đất của doanh nghiệp này, đã chuyển đất về Công ty sản xuất gạch Prime tiêu thụ kiếm lời bất chính.
Bạn đọc -
Thuý Hồng -
15:13, 25/05/2022 Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết 37-NQ/ Tw của Bộ Chính trị và Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14, số lượng cơ quan, tổ chức, số biên chế đã giảm, góp phần thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên qua thực tế triển khai cũng đã bộc lộ nhiều bất cập cần sớm có biện pháp xử lý.
Bạn đọc -
Minh Ngọc – Dương Nam -
14:37, 23/05/2022 Như Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh, trong quá trình đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, chủ đầu tư đã xâm hại thô bạo danh thắng Hang Gợp bằng việc bê tông hoá dòng suối Bhơm Lom và thu hẹp dòng chảy tại đây gây phản cảm cho người đến tham quan vãn cảnh. Trước tình hình đó, UBND Quảng Nam đã chỉ đạo giám sát chặt việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai đối với Công ty CP Khu du lịch sinh thái Hang Gợp (thuộc tập đoàn FVG).
Bạn đọc -
Minh Ngọc – Dương Nam -
12:29, 20/05/2022 Nhiều người đã thực sự thất vọng, khi hệ sinh thái đa dạng, độc đáo ở Cổng Trời Đông Giang (Quảng Nam) đã bị xâm phạm một cách thô bạo bởi những công trình bê tông hoá, cùng các khối kiến trúc ngoại lai, dị biệt ngay giữa vùng đất đậm đà bản sắc của đồng bào địa phương.
Bạn đọc -
Kẻ Sĩ -
12:22, 20/05/2022 Như Báo Dân tộc và Phát triển đã đưa tin, công trình Thủy điện Tràng Định 2 chưa có phương án đền bù giải phóng mặt bằng đã thi công rầm rộ. Một trong những nguyên nhân dự án này chưa xây dựng được phương án đền bù giải phóng mặt bằng là do người dân không đồng thuận.
Bạn đọc -
Trọng Bảo -
08:33, 20/05/2022 Mặc dù mới thông xe kỹ thuật, chưa được bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng tuyến đường kết nối Ga Phố Mới - Ga Bảo Hà (Lào Cai) - huyện Văn Yên (Yên Bái) đã có rất nhiều điểm xuống cấp, mất an toàn.
Bạn đọc -
Kẻ Sĩ -
22:36, 18/05/2022 Trong các bài báo trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải những khuất tất về dự án Thủy điện Tràng Định 2. Xoay quanh dự án này, còn nhiều nghi vấn cần phải được làm sáng tỏ. Trong đó có vấn đề về điều kiện cấp phép cho dự án.
Bạn đọc -
Hoàng Thùy -
09:17, 17/05/2022 Nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chưa có vạch kẻ đường hoặc bị mờ, không chỉ làm khó phương tiện tham gia giao thông trong việc đi đúng làn đường, mà còn có nguy cơ mất an toàn do không xác định được làn đường của mình.
Bạn đọc -
Việt Thắng - Khánh An -
07:45, 16/05/2022 Trong lúc người dân đang rất cần nước sạch, thì nhiều nhà máy nước ở Nghệ An được đầu tư nhiều tỷ đồng lại đang hàng ngày phơi nắng phơi mưa.
Bạn đọc -
Quỳnh Trâm -
21:59, 14/05/2022 Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa cho biết, đơn vị này vừa có kết luận kiểm tra các sai phạm của Công ty TNHH Khánh Nam, gây ô nhiễm môi trường khiến cá chết hàng loạt trên sông Chàng, huyện miền núi Như Xuân.
Bạn đọc -
Quỳnh Trâm -
08:46, 12/05/2022 Mặc dù được tỉnh Thanh Hóa ra hạn 2 lần, thế nhưng đến nay dự án đầu tư xây dựng Nhà máy liên hiệp chế biến gỗ xuất khẩu rừng bền vững Toàn Cầu tại xã Trung Hạ, huyện biên giới Quan Sơn vẫn chưa hoàn thành. Điều này đang gây lãng phí quỹ đất, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nơi huyện vùng biên này.
Bạn đọc -
Thanh Nguyễn -
08:10, 12/05/2022 Đã có hàng trăm giếng nước sinh hoạt cạn trơ đáy, hàng trăm nhà ở bị rạn nứt ở thủ phủ khoáng sản Quỳ Hợp, Nghệ An. Câu chuyện ấy đã diễn ra từ nhiều năm nay khiến người dân bất an, lo lắng. Hiện nguyên nhân vẫn đang tiếp tục được cơ quan chức năng làm rõ...
Bạn đọc -
Lê Vũ - Bảo Trần -
23:05, 10/05/2022 Ngày 10/5, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có báo cáo kết quả kiểm tra việc xây dựng tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tại Khu du lịch Hồ Mây, Tp. Vũng Tàu.
Bạn đọc -
H.Đại - N.Triều -
21:30, 09/05/2022 Mặc dù đã triển khai Dự án xây dựng thủy điện Đăk Mi 1 và Khu tái định cư (TĐC) cho người dân để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay người dân tại TĐC thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, vẫn sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt và các công trình sinh hoạt cộng đồng.
Bạn đọc -
Việt Thắng - Khánh An -
07:41, 09/05/2022 Để xây cầu đền Cờn và mở đường nối Quốc lộ 1A xuống biển, chính quyền thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã vận động nhiều hộ dân nhường nhà, đổi đất. Thế nhưng đã 24 năm, hàng chục hộ dân tự nguyện nhường đất ấy, vẫn chưa được cấp bìa đỏ (giấy chứng nhận sử dụng đất) cho thửa đất mới vì bị cho là… trái thẩm quyền.
Bạn đọc -
Kẻ Sĩ -
07:24, 09/05/2022 Thời gian vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được phản ánh của hơn 60 hộ đồng bào DTTS ở xóm Nà Mằn, thôn 3, xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn về việc dự án Thủy điện Tràng Định 2 do Công ty Cổ phần Thủy điện Tân Việt Bắc Lạng Sơn làm chủ đầu tư chưa có phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chưa di dời người dân đã thi công rầm rộ. Tình trạng này gây sạt lở nghiêm trọng phần đất của người dân đang sinh sống, tiềm ẩn nguy hiểm tới tính mạng, tài sản của họ.
Bạn đọc -
Việt Thắng – Khánh An -
19:43, 06/05/2022 Nhiều di tích quốc gia ở Nghệ An đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, rất cần được tu bổ. Tuy nhiên, kinh phí cho công tác trùng tu đang được bố trí kiểu nhỏ giọt, dẫn đến nhiều di tích kêu cứu…