Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Người dân không an cư ở những khu tái định cư

Tiếng Dân - 16:16, 20/07/2022

Có thể nói, việc đầu tư các dự án thủy lợi, thủy điện trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua, đã phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư của những dự án này còn nhiều khó khăn, do thiếu đất sản xuất...

Khu TĐC Nước Vương, xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây, thuộc Dự án thủy điện Đăkđrinh vắng bóng người dân
Do thiếu đất sản xuất nên khu TĐC Nước Vương, xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây, thuộc Dự án thủy điện Đăkđrinh luôn vắng bóng người dân

Khu tái định cư vắng bóng người dân

Được biết, Dự án thủy điện Đăkđrinh, huyện Sơn Tây; Dự án Hồ chứa nước Nước Trong ở huyện Sơn Hà và Trà Bồng (Quảng Ngãi), là 02 dự án phải thực hiện di dân, tái định cư (TĐC) với quy mô lớn. Tổng số hộ đã di chuyển, TĐC 757hộ/3.138 khẩu, trong đó, TĐC tập trung 469 hộ/1.942 khẩu, còn lại là TĐC xen ghép và tự nguyện. Tổng diện tích đất đã thu hồi hơn 2.581 ha.

Theo quy hoạch chi tiết khu, điểm TĐC được duyệt, tổng diện tích đất phải giao hơn 971 ha, giao cho 1.331 hộ; hiện tại, tổng diện tích đất đã giao 204,8 ha, giao cho 508 hộ, trong đó, đất nông nghiệp 159 ha.

Tại 3 khu TĐC tập trung ở xã Sơn Liên, Sơn Dung và Sơn Long (Sơn Tây), do Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thủy điện Đăkđrinh cho thấy, sau nhiều năm người dân về nơi ở mới, dù được ở trong những ngôi nhà xây bằng gạch kiên cố, đường bê tông phẳng lỳ nhưng cuộc sống bộn bề  khó khăn, thiếu thốn. Không ít hộ dân phải rời khu TĐC để về nơi ở cũ tìm kế sinh nhai.

Ông Đinh Văn Trung ở khu TĐC Nước Vương, xã Sơn Liên hay: Ngày trước ở làng cũ, có ruộng, có rẫy trồng lúa, mì,.. khi về khu TĐC này, mình thích bởi có nhà đẹp, đường to, gần trung tâm xã cuộc sống thuận tiện, nhưng lại nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở, thiếu đất để canh tác, trồng trọt nên người dân chúng tôi phải quay về vùng lòng hồ, nơi từng sinh sống trước khi TĐC để tìm đất sản xuất.

Phần lớn các hộ dân ở trong những khu TĐC rời nhà đi vài tháng để trồng lúa, hết vụ mùa lại quay về nhà TĐC. Một số ít về hẳn vùng lòng hồ dựng nhà sàn tạm bợ sinh sống. Với họ, những căn nhà bề thế, khang trang nằm ở vùng sạt lở, xa đất canh tác... không thể giúp họ an cư, lạc nghiệp.

Nghèo lại hoàn nghèo

Mục tiêu trước khi xây dựng các khu TĐC, là giúp những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án có nơi ở mới ổn định, có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, thực tế  đời sống của người dân ở nhiều khu TĐC đang gặp không ít khó khăn, do phải đổi thay lớn về tập quán canh tác, nguồn sinh kế và lối sống, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng.

Điều đáng nói là 100% người dân TĐC sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng khi thực hiện di dân, các cấp ngành không tính đến vấn đề cấp đất sản xuất cho người dân. Vì vậy, sau nhiều năm chuyển về nơi ở mới, người dân không có đất sản xuất, không việc làm nên số tiền hỗ trợ, đền bù từ dự án cứ thế vơi dần, và người dân ở đây nghèo lại hoàn nghèo.

Ông Đinh Văn Đây, người dân khu TĐC Nước Vương tâm sự: Cái được lớn nhất khi chuyển về nơi ở mới, là nhà gần trung tâm xã, con cái đi học, sinh hoạt, khám chữa bệnh của bà con thuận lợi hơn. Nhưng cái khó là, thiếu đất sản xuất, bà con quanh năm phải đi làm thuê, thu nhập rất bấp bênh.

Do thiếu đất sản xuất nên đời sống người dân ở các khu TĐC thủy điện, thủy lợi ở Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn
Do thiếu đất sản xuất nên đời sống người dân ở các khu TĐC thủy điện, thủy lợi ở Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn

Đâu là nguyên nhân

Theo báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện các chính sách về di dân, TĐC các dự án thủy lợi, thủy điện của UBND tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, đời sống của người dân vẫn còn khó khăn. Nguyên nhân là do địa hình miền núi cao, chia cắt bởi nhiều sông suối dễ gây sạt lở nên gặp khó khăn trong việc lựa chọn mặt bằng để xây dựng khu TĐC. Do vậy, nhiều  công trình sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng, nhất là công trình nước sinh hoạt chưa phát huy hiệu quả, dễ xuống cấp, hư hỏng. Nhiều hộ dân thiếu đất sản xuất, công tác khuyến nông ít được chú trọng dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao…

Đặc biệt, cả 2 dự án thủy điện Đăkđrinh và Hồ chứa nước Nước Trong đều không có chương trình đào tạo việc làm cho người dân TĐC, mà chỉ cấp đất cho người dân TĐC sản xuất. Riêng dự án thủy điện Hà Nang do doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư, UBND huyện Trà Bồng đảm nhiệm công tác đền bù, tái định canh, TĐC nhưng chưa bố trí đủ đất tái định canh cho các hộ dân. Vì vậy, đời sống người dân thuộc diện TĐC ở các dự án này vốn đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn.

Trước thực tế đời sống và sản xuất của người dân vùng TĐC tại các dự án thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh còn khó khăn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tiếp tục chỉ đạo để khắc phục, đồng thời đã có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ bố trí hỗ trợ kinh phí để Quảng Ngãi thực hiện đầu tư các dự án hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau TĐC thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh trong, giai đoạn 2021 – 2025.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Thông tin cá nhân là loại thông tin giá trị nhất, là tài sản của cá nhân và tổ chức, vì vậy, đây được coi là “mỏ vàng”, là mục tiêu săn tìm của tội phạm mạng. Thời gian qua, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền riêng tư, là cơ sở để vấn nạn mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo công nghệ cao diễn ra tràn lan và ngày càng nhức nhối.
Tin nổi bật trang chủ
Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Giáo dục - PV - 6 giờ trước
Sáng 9/6, trên 116.000 lượt thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên và lớp 10 chuyên của Hà Nội, đã có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi.
Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Pháp luật - Trương Vui - 6 giờ trước
Thông tin cá nhân là loại thông tin giá trị nhất, là tài sản của cá nhân và tổ chức, vì vậy, đây được coi là “mỏ vàng”, là mục tiêu săn tìm của tội phạm mạng. Thời gian qua, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền riêng tư, là cơ sở để vấn nạn mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo công nghệ cao diễn ra tràn lan và ngày càng nhức nhối.
Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Kinh tế - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Quảng Ninh là 1 trong 6 địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ kết quả này, năm 2023, thị xã Đông Triều đặt mục tiêu 100% các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh và xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Nghề nghiệp - Việc làm - Trương Vui - 7 giờ trước
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Hà Nội, hiện có khoảng 139 làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, gần 100 làng nghề đang trong tình trạng ô nhiễm; khoảng 36% hộ sản xuất trong làng nghề không có công trình xử lý chất thải, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải tại nhiều làng nghề vượt giới hạn nhiều lần. Để giải quyết vấn đề này, TP. Hà Nội đã đưa ra danh mục về các làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi “Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống” của UBND Thành phố.
Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Xã hội - An Yên - 7 giờ trước
Nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa đã đặt toàn tỉnh Nghệ An trước nguy cơ cháy rừng, thiếu hụt nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Một loạt các biện pháp đối phó với những khó khăn trên đang được tỉnh Nghệ An triển khai quyết liệt.
Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023 là 1 trong 10 hoạt động được tổ chức tại Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La “Điểm đến thiên khu vực hàng đầu thế giới năm 2023”. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp, lôi cuốn người xem.
Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Sắc màu 54 - Sơn Gia Phúc - 7 giờ trước
Từ xa xưa, người Co có nhiều phong tục, tập quán dân gian thông qua các lễ hội cộng đồng. Một hoạt động dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Co là làm trống đất để thực hiện trong Nghi lễ cầu mưa, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân được an lành, yên vui, ấm no, hạnh phúc. Mỗi chiếc trống đất mang ý nghĩa đại diện cho một vị thần
Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Sắc màu 54 - Phương Anh - 7 giờ trước
Miền non nước Cao Bằng vẫn luôn ẩn chứa bao điều thú vị, bất ngờ. Mảnh đất với núi non hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, nơi có những món ăn ngon và con người thân thiện, mến khách… Sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa còn được bộc lộ qua kiến trúc những ngôi nhà trình tường của đồng bào Dao tiền xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi

Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm"

Tin tức - Vân Khánh - 15 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Tổ truyền thông cộng đồng và Chi hội Phụ nữ từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ DTTS, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa tổ chức Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" năm 2023.
Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sản phẩm - Thị trường - Tráng Xuân Cường - 23:59, 08/06/2023
Miền Cao nguyên trắng Bắc Hà không chỉ được biết đến với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, nên thơ, mà còn được biết đến với nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc, nổi bật với văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, các nông sản đặc trưng, đặc hữu, các sản phẩm OCOP là những món quà lưu niệm ý nghĩa. Những tinh hoa đó đã được tập hợp, tái hiện trong Tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng DTTS và miền núi, nhân Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Hè 2023.
Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tin tức - Vân Khánh - 23:50, 08/06/2023
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.