Vừa qua, các cơ quan chuyên ngành của tỉnh Lào Cai đã phối hợp thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học “Gia đình đối với sự phát triển tỉnh Lào Cai-Thực trạng và giải pháp”. Qua đề tài nghiên cứu cho thấy, vấn đề tảo hôn trên địa bàn vẫn còn “ăn sâu” trong nếp nghĩ, lối sống của đồng bào.
Nạn xe dù, bến cóc liên tục hoạt động công khai, rầm rộ làm náo loạn nhiều tuyến đường, gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm cho cả hành khách lẫn người đi đường. Cùng với đó là “nạn cò mồi” khiến môi trường hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk trở nên bát nháo…
Ưu đãi và chăm sóc người có công luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, với việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công, chính sách ưu đãi người có công được hệ thống hóa các văn bản pháp luật, trở thành một biểu tượng của nghĩa tình và trách nhiệm.
Xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) từng là “điểm nóng” về tình trạng người dân vượt biên trái phép sang lao động bên kia biên giới. Thời gian gần đây, nhờ thực hiện nhiều giải pháp trong phát triển kinh tế mà tình trạng này đã giảm hẳn.
Ở Trại Tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình, Thiếu úy Bàn Thị Huệ là một nữ quản giáo trẻ tràn đầy nhiệt huyết, trách nhiệm, luôn khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được đồng đội và cấp trên ghi nhận.
Coi việc không hút thuốc là chuyện hiển nhiên, ai ai cũng từ bỏ được thói quen hút thuốc lá để xây dựng một môi trường trong sạch, lành mạnh không khói thuốc… Đó là kết quả hoạt động tích cực của “Câu lạc bộ không khói thuốc” ở Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Những năm trước đây, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một trong những điểm “nóng” về tình trạng tảo hôn. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tình trạng tảo hôn ở Chiềng On đã có xu hướng giảm. Minh chứng năm 2012, xã có 11 cặp tảo hôn, thì đến năm 2017 giảm còn 6 cặp và đang xu hướng tiếp tục giảm xuống trong năm 2018.
Những ngày qua, tại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) đã xuất hiện một nhóm người lạ lợi dụng sự cả tin của người dân, tung chiêu “bán hàng tiêu dùng giảm giá cho nông dân” để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản…
Điện Biên là một trong những địa bàn trọng điểm về tội phạm ma túy của vùng Tây Bắc với trên 70% các vụ án điều tra, khởi tố hàng năm đều là án ma túy. Con số này phần nào cho thấy mức độ quyết liệt, gian khổ của những cán bộ, chiến sĩ làm công tác phòng chống tội phạm ma túy ở địa phương này. Và trên mặt trận phòng chống tội phạm ma túy tại Điện Biên không thể không nhắc đến Đại tá Phạm Duy Cảnh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Ma túy, Công an tỉnh Điện Biên.
Cũng như nhiều thị trấn miền núi khác, thị trấn Đà Bắc đã từng phải đối mặt với nguy cơ từ ma túy và tệ nạn ma túy. Tuy nhiên từ nhiều năm trở lại đây, nhờ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại cộng đồng, giúp đỡ người lầm lỗi, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy...
Dù chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của tỉnh Điện Biên đã vào cuộc rất quyết liệt, song tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn các xã phía Nam của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vẫn diễn biến phức tạp. Thực trạng này đã dẫn đến nhiều hệ lụy về thất thoát tài nguyên, hủy hoại môi trường, tăng nguy cơ sạt lở mùa mưa lũ và gây bất ổn về an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.
Khảo sát của Cục An toàn lao động (ATLĐ)-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, hiện một tỷ lệ không nhỏ người lao động không được tiếp nhận thông tin về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Đây chính là “lỗ hổng” rất lớn dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Bản Cò Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An là nơi sinh sống của đồng bào Đan Lai. Do địa bàn quá hiểm trở và hẻo lánh nên nhiều năm nay, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở đây vẫn diễn ra phổ biến và chưa có dấu hiệu kết thúc.
Vừa qua (chiều 26/6), Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép số lượng lớn pháo nổ.
Mỗi năm tại đèo Lò Xo thuộc địa phận làng Măng Khen, xã Đăk Man (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, làm chết và bị thương hàng chục người. Cung đèo này là nỗi ám ảnh lớn đối với tài xế, hành khách và ngay cả người dân địa phương. Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nâng cấp 27km đèo để giảm thiểu tai nạn giao thông trên đoạn đường này.
Dự án đê, kè ven biển tại 2 xã Quảng Thái, Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có tổng mức đầu tư hơn 180 tỷ đồng được xây dựng từ cuối năm 2016, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống lụt bão, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản người dân; giảm thiểu tình trạng nước biển xâm thực... Tuy nhiên, do thiếu vốn nên nhà thầu dừng thi công khiến hàng trăm hộ dân sống trong nỗi thấp thỏm, lo âu mỗi khi mùa mưa bão đến.
Bên cạnh những lợi ích từ internet, mạng xã hội mang lại, thì nó cũng ẩn chứa nhiều mặt trái đã và đang tạo ra những rủi ro, nguy hại hằng ngày cho trẻ em.
Để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), cách đây không lâu, Nhà nước đã đầu tư xây dựng công trình nước cho thôn.
Một cơ sở thu mua, tẩy trắng nội tạng bò rồi đem đi tiêu thụ vừa bị phát hiện sáng nay (6/6) tại phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn thư của ông Quách Văn Dân (dân tộc Mường, thôn 5, xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa). Trong đơn, ông Dân phản ánh, ông dùng trích lục đất thế chấp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Như Thanh, tuy nhiên sau khi trả nợ xong cho ngân hàng, ông rút trích lục đất về thì phát hiện mảnh đất của ông đã bị chuyển nhượng 182m2 đất?!.