Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, non nớt, cả tin của một số trẻ em gái trong nhiều thôn buôn ở Tây Nguyên, các đối tượng xấu đã dụ dỗ, rồi xâm hại tình dục, khiến đời sống và sức khỏe của các em suy sụp nghiêm trọng. Đặc biệt, có nhiều đối tượng là người quen thân từ lâu nên các bậc phụ huynh đã lơ là, không đề phòng dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Trong nhiều năm qua, các già làng, trưởng bản, Người uy tín trong cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã góp phần tích cực trong phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn miền núi của tỉnh.
Sáng ngày 27/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật cho công chức, viên chức và người lao động trong toàn cơ quan. Ông Phan Hồng Thủy, Vụ phó Vụ Pháp chế chủ trì Hội nghị. PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) và bà Lù Thị Lai, Vụ phó Vụ Tổ chức Cán bộ (UBDT) là Báo cáo viên tại Hội nghị.
Thời gian qua, tại nhiều địa phương, việc thực hiện quy chế dân chủ với phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” đã phát huy hiệu quả trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Tuy nhiên, có lúc, có nơi việc thực hiện quy chế dân chủ vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Khi lòng dân chưa thông, việc triển khai chưa hợp lòng dân thì cần phải được điều chỉnh trong thực tiễn. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã gặp gỡ, trao đổi với một số bà con xung quanh vấn đề này.
Với gần 300km đường biên giới giáp Trung Quốc, dân số phân bố thưa thớt, thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán người (MBN) tại khu vực biên giới tỉnh Hà Giang vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Theo nhận định của cơ quan chức năng, công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm MBN ở Hà Giang vẫn còn nhiều khó khăn.
Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang tuy có giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn cao. Dù đã triển khai nhiều biện pháp nhưng nạn tảo hôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn chưa giảm, ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) quan niệm về vấn đề hôn nhân khá đơn giản. Với suy nghĩ đơn thuần đó chỉ là việc lấy vợ, gả chồng và sinh con theo lẽ tự nhiên. Chính vì thế mà vấn đề kết hôn sớm vẫn còn xảy ra. Để dần hạn chế tình trạng này, hiện nay huyện Hướng Hóa đang nỗ lực triển khai các giải pháp cấp bách, đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong mọi tầng lớp nhân dân, nhằm tìm được tiếng nói chung trong việc hình thành ý thức “nói không với kết hôn sớm”.
Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào vùng cao, những năm qua, Điện Biên đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật, góp phần giữ vững ổn định chính trị; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng bào DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa thường có điều kiện kinh tế-xã hội rất khó khăn, vì vậy, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào cần có những hình thức riêng biệt. Nhân ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11), Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lý Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về một số kết quả công tác tuyên truyền PBGDPL trong vùng đồng bào DTTS.
Bất kể mưa nắng, những cánh rừng ở Đăk Lăk vẫn liên tục bị xâm hại bởi lòng tham vô đáy của các đối tượng muốn nhanh hốt bạc từ rừng. Cùng với sự ngang ngược, manh động của “lâm tặc”, nhiều cái bắt tay ngầm đầy tinh vi của một số cán bộ trong việc chiếm dụng và san nhượng đất rừng đã khiến “lá phổi xanh” liên tục chảy máu...
Xuất phát từ trung tâm TP. Tân An (tỉnh Long An) lúc 4 giờ 30 phút, sau gần 3 tiếng đồng hồ, Đoàn công tác chúng tôi đã có mặt tại Đồn Biên phòng Bến Phố thuộc huyện Vĩnh Hưng (tỉnh Long An).
Thời gian vừa qua, bạo lực tình dục đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều phụ nữ, trẻ em gái, trong đó có phụ nữ trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Điều đáng nói, các biện pháp bảo vệ các nạn nhân này hiện còn nhiều bất cập, khiến công tác phòng chống bạo lực tình dục ngày càng khó khăn.
Toàn tỉnh Quảng Nam hiện có có 4.298 tàu cá/16.490 ngư dân đánh bắt cá trên vùng biển. Trong đó, có 573 tàu cá công suất máy 90CV trở lên với 6.839 lao động và có 192 tàu công suất 300CV trở lên.
Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025" (Đề án) đã trải qua những chặng đường đầu tiên. Vậy, Đề án này đã có những tác động như thế nào trong mục tiêu giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS? Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu sổ, Ủy ban Dân tộc xoay quanh vấn đề này?
Ngoài việc thường xuyên thuyết giảng về Phật pháp, Đại đức Chau Bên trụ trì chùa Xà Xía (xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) còn tích cực tham gia tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, phật tử trên địa bàn về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới, xây dựng nông thôn mới (NTM)...
Nhằm củng cố, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Tây Ninh đã đặc biệt chú trọng thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới.
Trong hệ thống công chức kiểm lâm, nhất là kiểm lâm địa bàn thì nam kiểm lâm thường chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều hạt kiểm lâm ở tỉnh Kon Tum như Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy lại bố trí nữ kiểm lâm địa bàn. Mặc dù không bằng nam giới khi trực tiếp đương đầu với lâm tặc, nhưng các nữ kiểm lâm địa bàn ở huyện Kon Rẫy có những ưu thế riêng và phát huy tốt vai trò của mình trong việc bảo vệ rừng.
Xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương là một trong những địa bàn biên giới khó khăn, phức tạp nhất của tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua, thực hiện khẩu hiệu “Gần dân, học dân và gắn bó với nhân dân” các cán bộ chiến sĩ của Đồn Biên phòng Nậm Chảy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai đã phối hợp chặt chẽ với Đảng bộ, chính quyền giúp đỡ bà con các dân tộc trên địa bàn phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.
Trao đổi với PV Báo Dân tộc và Phát triển về công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực thực hiện Đề án phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (giai đoạn 2015-2020), qua đó, giúp cho tình trạng này giảm hẳn. So với trước khi thực hiện đề án huyện Lang Chánh giảm 2,22% tỷ lệ tảo hôn (từ 6,68% xuống còn 4,46%); huyện Ngọc Lặc giảm 5,59% (từ 9,89% giảm xuống còn 5,59%)…; tình trạng hôn nhân cận huyết thống chỉ còn xảy ra với số lượng rất ít trên địa bàn vùng sâu, vùng xa ở một số huyện vùng cao biên giới.
Được thành lập cách đây hơn 5 năm, mô hình “Thôn bản bình yên, gia đình hạnh phúc” tại thôn Làng Pẳn, xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã và đang góp phần nâng cao đời sống kinh tế- xã hội cũng như giữ vững an ninh trật tự thôn bản.