Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Lá chắn thép” trong phòng, chống dịch Covid-19 nơi biên giới

Minh Thu - 22:09, 14/08/2020

Liên tục những ngày gần đây, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trên các tuyến biên giới đã phát hiện, bắt giữ hàng ngàn đối tượng xuất nhập cảnh (XNC) trái phép qua các đường mòn, lối mở. Việc XNC trái phép có nguy cơ dẫn đến lây lan dịch Covid-19 ra cộng đồng nếu không có các biện pháp ngăn chặn. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, BĐBP đã và đang là “lá chắn thép” trong phòng, chống dịch Covid-19.

Cán bộ, chiến sĩ ĐBP Trà Lĩnh tuần tra, ngăn chặn người XNC trái phép trên biên giới
Cán bộ, chiến sĩ ĐBP Trà Lĩnh tuần tra, ngăn chặn người XNC trái phép trên biên giới

Ngay từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, đặc biệt sau làn sóng dịch Covid-19 thứ hai bùng phát tại Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tổ chức họp khẩn cấp, triển khai áp dụng ngay một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch: Kích hoạt toàn bộ quy trình phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg và Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường chốt chặn, siết chặt kiểm soát cửa khẩu, đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới; tổ chức 10 đoàn công tác kiểm tra việc phòng, chống dịch, phòng, chống XNC trái phép, không để dịch bệnh lây lan qua biên giới...

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh BĐBP, từ đầu năm đến nay, toàn lực lượng đã thành lập, duy trì 1.608 tổ, chốt/9.791 người, với 7.026 cán bộ, chiến sĩ Biên phòng làm nhiệm vụ, kiểm soát chặt chẽ biên giới, đường mòn, lối mở, ngăn chặn hiệu quả XNC trái phép. Qua đó, phát hiện, xử lý 16.530 người nhập cảnh trái phép, bàn giao cho địa phương cách ly theo quy định. Tính từ ngày 1/7 - 7/8 đã phát hiện, bắt giữ, bàn giao cho cơ quan chức năng 3.485 người nhập cảnh trái phép.

Thiếu tướng Lê Đức Thái, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng, Phụ trách Tư lệnh BĐBP (Bộ Tư lệnh BĐBP) cho biết, lực lượng đã duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng, chống dịch các cấp trong BĐBP; tập trung ưu tiên nhiệm vụ phòng, chống dịch lên hàng đầu; duy trì nghiêm số lượng các tổ chốt trên biên giới như hiện nay. Thực hiện rà soát nội bộ, kịp thời phát hiện các trường hợp cán bộ, chiến sĩ làm ngơ, tiếp tay cho người XNC trái phép, xử lý nghiêm theo kỷ luật quân đội và pháp luật của Nhà nước.

Thực tế cho thấy, các đồn biên phòng (ĐBP) đều đứng chân trên những địa bàn biên giới, với địa hình phức tạp, hiểm trở, các chiến sĩ Biên phòng đã phải chịu đựng nhiều vất vả, hiểm nguy. Trong những tháng ngày chống dịch, nhiều cán bộ, chiến sĩ phải gác lại tình riêng để lo việc nước. Nhiều chiến sĩ hoãn cưới, khắc phục khó khăn, gian khổ nằm rừng, ngủ lán phòng, chống dịch… Tất cả thể hiện ý chí, quyết tâm “chống dịch như chống giặc” trong toàn lực lượng BĐBP.

Đến với ĐBP Quang Long tại xã Quang Long, huyện Hạ Lang (Cao Bằng), chúng tôi càng hiểu hơn về những hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ Biên phòng nơi đây. Cùng các đơn vị BĐBP cả nước, ĐBP Quang Long đã và đang ngày đêm “căng mình” chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới. Các chốt chặn đều là nhà bạt tạm, đặt ở những nơi hiểm trở, xa xôi nên cán bộ, chiến sĩ gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều chốt, cán bộ, chiến sĩ phải đi lấy nước rất xa, sinh hoạt trong ánh đèn dầu…

Theo Thiếu tá Cao Văn Thành, Đồn trưởng ĐBP Quang Long, từ đầu năm đến nay, tỉnh Cao Bằng có khoảng 7.000 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị phát hiện, đưa đi cách ly tập trung để phòng trừ nguy cơ dịch bệnh. Trong số đó, có đến 1/3 số người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam do Đồn Quang Long phát hiện.

“6 tháng đồn trú gian khó ở các chốt heo hút giữa lưng chừng trời, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng dù vất thế nào, chúng tôi vẫn thấy rất tự hào và không bao giờ nản chí…”, Thượng tá Phạm Vũ Dương, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng chia sẻ. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như Báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 12 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.