Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã mời 100 trí thức người Việt ở nước ngoài về nước để chia sẻ về phát triển công nghệ. Trong khuôn khổ của Chương trình này, nhiều chuyên gia đã chia sẻ các kinh nghiệm quý báu về phát triển công nghệ cao để tạo ra nền nông nghiệp thông minh, bền vững.
“Trận lũ lụt vừa rồi vườn rau của em mất trắng. Em lại phải bắt tay khôi phục, trồng lại rau từ đầu…”. Giàng A Dạy, chàng thanh niên dân tộc Mông, bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã không dấu được nỗi buồn khi tâm sự cùng chúng tôi và chúng tôi cũng cảm nhận ở em sự quyết tâm sắt đá, không chùn bước trước mọi khó khăn. Đi lên từ gian khó, từ mảnh đất cằn quê hương, Dạy đã chứng minh cho mọi người thấy, thành công từ nông nghiệp ở bản làng. Câu chuyện khởi nghiệp của Giàng A Dạy đã truyền cảm hứng cho biết bao thanh niên DTTS trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Năm 2001, người dân xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vui mừng được tham gia dự án Đa dạng hóa nông nghiệp. Theo đó, người dân được vay vốn để chuyển đổi trồng cây cao su. Tại thời điểm đó, loại cây này được mệnh danh là “vàng trắng”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, cao su hiện nay lại trở thành gánh nặng của người dân.
Một trong những sản phẩm du lịch trở thành thương hiệu của Nhật Bản, Đài Loan là sản phẩm du lịch nông nghiệp. Bí quyết để loại hình du lịch này hấp dẫn du khách phải xuất phát từ việc phát triển một nền nông nghiệp sạch, gắn với yếu tố văn hóa bản địa và chọn đúng thị trường khách.
Bưởi da xanh được trồng tại Hoài Ân (Bình Định) khoảng 10 năm trở lại đây, song phần lớn trồng phân tán, quy mô nhỏ theo hộ gia đình, chưa có giá trị hàng hóa. Nhằm phát triển nông sản, tăng giá trị kinh tế, UBND huyện Hoài Ân phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lập hồ sơ, đăng ký nhãn hiệu tập thể “Bưởi Hoài Ân”. Đây được xem là cơ hội để gia tăng giá trị cho loại cây trồng này.
Sáng 13/8, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến.
Thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất nhằm đảm bảo cho người nông dân phát triển nông nghiệp tốt hơn, và mục tiêu cuối cùng vẫn là nâng cao đời sống của con người. Thế nhưng, khi loại thuốc này đang có những tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thì chúng ta cần phải xem xét lại.
Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018- 2020” ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Việc thực hiện tốt, chương trình là đòn bẩy tạo điều kiện để các sản phẩm của người dân nông thôn, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi có cơ hội phát triển, vươn xa ra thị trường.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và và Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan đang lên kế hoạch hợp tác cụ thể để phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong năm 2020 và hướng tới một cán cân thương mại cân bằng hơn giữa hai nước.
Chiều nay (30/7), tại TP. Đà Lạt, ngay sau Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt Lâm Đồng, chỉ ra tam giác vàng cho phát triển của tỉnh.
Nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã (HTX) phát triển, những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là chính sách thuế. Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Yên, nhiều HTX vẫn chưa được thụ hưởng.
Sáng nay (30/7), tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Nhận thấy sản phẩm nông nghiệp sạch là nhu cầu bức thiết hiện nay, nhiều thanh niên tỉnh Đăk Lăk mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nông nghiệp sạch. Những mô hình này không chỉ cung cấp sản phẩm sạch mà đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều gia đình nông dân trẻ.
Trong 2 ngày 21-22/7, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng đoàn công tác Trung ương đã làm việc tại tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh.
Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp bạc màu đơn giản nhưng lại hiệu quả là luân canh, thâm canh hợp lý, phân bón, thuỷ lợi... Việc này là cần thiết để giúp bà con tiếp túc canh tác, đem lại hiệu quả kinh tế.
Chiều nay (20/6), tại Hà Nội diễn ra Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án NN-08II của Chính phủ giai đoạn 2013-2017 theo Thông tư liên tịch giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề ra phương hướng, biện pháp thực hiện giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tại Mèo Vạc (Hà Giang), để giúp người dân nâng cao chất lượng đàn bò, các cán bộ nông nghiệp đã tuyên truyền, hướng dẫn bà con phát triển chăn nuôi theo phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian qua, không ít người nông dân rơi vào tình cảnh mua phải cây giống kém chất lượng, trồng xong chặt bỏ trồng lại.
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) vừa phối hợp với Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) tổ chức Hội thảo quốc tế “Quản lý rơm rạ bền vững: Các thực hành tốt và khuyến nghị cho hoạch định chính sách” nhằm giới thiệu khung hỗ trợ quá trình ra quyết định giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các giải pháp quản lý rơm rạ bền vững.
Ở thôn 7 Thống Nhất, xã Yên Phú (Hàm Yên, Tuyên Quang), các cán bộ, đảng viên đã tích cực vận động nhân dân đoàn kết, đồng lòng đóng góp công sức, tiền của xây dựng nhà văn hóa thôn khang trang gắn với sân thể thao.