Với thói quen và kỹ thuật canh tác cũ, nông nghiệp đã và đang làm chết dần các hệ sinh thái trong đất. Những năm qua, nhiều nông dân và các nhà khoa học đã tìm tòi hướng canh tác nông nghiệp ngược lại với truyền thống, đó là nông nghiệp “lười”, nông nghiệp thuận tự nhiên, hay nông nghiệp sinh thái. Với mô hình này, đất luôn được bồi đắp, để trả lại dinh dưỡng, sự giàu có cho đất.
Thời sự -
Sỹ Hào -
10:10, 25/12/2019 Hội Nông dân (HND) các cấp có vai trò rất quan trọng trong việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua tổng kết 10 năm thực hiện xây dựng NTM, để Hội Nông dân làm tốt hơn vai trò này, cần có những thay đổi về mặt cơ chế, chính sách.
Tin tức -
Hồng Minh -
20:55, 23/12/2019 Chiều 23/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch năm 2020 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tham dự Hội nghị.
Kinh tế -
Vân Ngọc -
16:07, 26/11/2019 Bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đã có nhiều khởi sắc, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và nhiều sản phẩm nông nghiệp đã xây dựng được thương hiệu hàng hóa. Cùng với đó, Đề án cũng đã thay đổi nhanh chóng tư duy sản xuất của người dân.
Kinh tế -
Việt Hà -
11:42, 21/11/2019 Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 10 và Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh, lĩnh vực nông nghiệp của Tuyên Quang đã có bước phát triển đáng kể. Các sản phẩm nông nghiệp sạch đang dần khẳng định được vị thế trên thị trường, nhiều mô hình trang trại VietGAP đã được hình thành.
Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định, phát triển nông nghiệp là nền tảng để xây dựng các ngành kinh tế khác; trong đó, mục tiêu cụ thể là mỗi héc ta (ha) canh tác phải đạt từ 75 triệu đồng. Thực hiện mục tiêu này, địa phương đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án, với những cách làm sáng tạo, tạo ra nhiều mô hình, cách làm kinh tế hiệu quả.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tình trạng nhập lậu tôm càng đỏ có chiều hướng gia tăng. Theo các ngành chức năng, đây là loại sinh vật ngoại lai rất nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái nông nghiệp trong nước. Do đó, người dân cần nâng cao nhận thức, không vì hám lợi trước mắt dẫn tới hậu quả lâu dài.
Xuân này, tròn 10 năm thực hiện Nghị quyết TW7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ các giải pháp, bộ mặt nông thôn trên khắp mọi miền đất nước đã có những đổi thay mạnh mẽ. Nền nông nghiệp chuyển mình cả về quy mô và trình độ sản xuất; người nông dân đã nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình, phát huy trách nhiệm đối với việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp nông thôn vững mạnh, ổn định, nhất là trong xây dựng nông thôn mới…
Chị Đàng Thuận Khánh Ly là phụ nữ dân tộc Chăm đầu tiên ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đầu tư vốn liếng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Qua hơn một năm đưa mô hình vào hoạt động, chị đã thu hoạch dưa lưới, măng tây xanh sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học cung cấp cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Là một nước nhỏ, ít được thiên nhiên ưu đãi, nhưng người Hà Lan luôn tranh thủ nguồn lực từ tài nguyên và thị trường thế giới để không ngừng đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu hóa, tạo ra thành công cho nông nghiệp. Trong đó, phát triển nền nông nghiệp kỹ thuật số là một trong những bí quyết đặc biệt hiệu quả.
Bước đầu triển khai thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015- 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có những kết quả tích cực. Đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng khoa học, công nghệ, hỗ trợ sản xuất thì khái niệm “nông nghiệp công nghệ cao” đã được áp dụng tại một số mô hình cho tín hiệu khả quan.
Nguyễn Khắc Trí là một trong những thanh niên ghi dấu ấn tại Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp thanh niên Ninh Thuận”, do Tỉnh đoàn tổ chức vào cuối năm 2017. Ý tưởng khởi nghiệp của anh được Ban Tổ chức Cuộc thi trao tặng giải Ba về mô hình nuôi trùn quế kết hợp gà thả vườn và sản xuất rau sạch. Chàng trai đam mê nông nghiệp hữu cơ đã hiện thực hóa ý tưởng bằng những việc làm cụ thể, bước đầu đem lại kết quả thiết thực.
Nhờ tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết “Tam nông”, giai đoạn 2008 - 2018), diện mạo của huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) có nhiều khởi sắc. Sau 10 năm triển khai thực hiện, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có bước phát triển, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.
Thời gian qua, nhiều người dân ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã dùng màng nilon phủ cho cây trồng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực hiện thời, thì lâu dài nguy cơ ô nhiễm đất và môi trường từ loại màng phủ nilon này đã trở thành vấn đề đáng báo động.
Ở Tây Ninh, có tới 70% người dân sống bằng nghề làm nông nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm từ những cây trồng lâu nay như: mía, mì hay cao su, giá cả bấp bênh, không mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng. Vì vậy, từ năm 2017, tỉnh Tây Ninh đã tập trung để triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao, gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, giúp cho nông dân trong tỉnh nâng cao chất lượng nông sản, tăng giá trị thu nhập.
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng nhìn chung sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn manh mún, quy mô nhỏ; tình trạng nông sản nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu xuất hiện khá phổ biến. Đặc biệt ở các tỉnh miền núi, hầu hết người nông dân vẫn làm kinh tế tự phát, còn chính quyền địa phương thì loay hoay giải bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì”.
Để đảm bảo môi trường đất, cây trồng; tiết kiệm chi phí đầu tư, trang trại An Nông, thôn Kéc, xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã nghiên cứu thí điểm sử dụng đạm thực vật ủ từ bã đậu, lạc thay thế đạm vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, bước đầu cho hiệu quả thiết thực.
Việt Nam là nước có thế mạnh về nông nghiệp, nguồn tài nguyên sinh khối từ lượng phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, đáp ứng nhu cầu chế biến thức ăn gia súc phục vụ chăn nuôi. Nhưng nguồn nguyên liệu trên, gần như bị lãng phí, trong khi, các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, dẫn đến tình trạng giá thành thức ăn tăng cao, người nuôi không có lãi…
Được bình chọn là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, điển hình toàn quốc năm 2018, cựu chiến binh vùng đất Tây đô Huỳnh Thanh Bình còn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị và nhiều phần thưởng khác của các cấp chính quyền, tổ chức chính trị, đoàn thể. Để có được thành quả như trên, ông luôn phát huy bản lĩnh người lính, sẵn sàng “xung trận” trên mọi lĩnh vực để xây dựng quê hương.
Với quyết tâm làm giàu để thay đổi cuộc sống, anh Hàng A Vạng (sinh năm 1981) ở tiểu khu Pa Khen I, thị trấn Nông trường Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã vay vốn để cải tạo khu vườn trống thành những gian nhà truyền thống để làm du lịch cộng đồng. Với cách làm đó, anh Vạng từ một người nông dân quanh năm nương rẫy, trở thành một tấm gương cho ý chí vươn lên làm giàu tại địa phương.