Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thịt nhân tạo - Giải pháp giảm phát thải CO2 trong nông nghiệp

PV - 14:10, 05/05/2022

Nếu dần thay thế 20% thịt bò và thịt cừu tiêu thụ trên toàn cầu bằng thịt nhân tạo, lượng khí thải CO2 trong nông nghiệp và nạn phá rừng sẽ giảm 50% vào năm 2050. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố ngày 4/5 trên tạp chí Nature.

Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nghiên cứu nêu rõ, đặt trong so sánh với xu hướng gia tăng dân số và nhu cầu, nếu sử dụng thịt nhân tạo làm từ protein thay cho 50% lượng thịt đỏ tiêu thụ sẽ giúp giảm tới 80% số cây bị chặt và lượng khí CO2 thải ra môi trường.

Chuyên gia Florian Humpenoder thuộc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chỉ cần thay đổi tương đối nhỏ trong thói quen tiêu thụ thịt, chúng ta có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động phá rừng nhiệt đới. Điều này sẽ đóng góp quan trọng cho nỗ lực thực hiện các mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cũng như thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững khác”.

Theo Ủy ban Tư vấn về khoa học khí hậu của Liên hợp quốc, hệ thống thực phẩm toàn cầu thải ra gần 30% lượng khí CO2 gây ô nhiễm môi trường, trong đó chăn nuôi gia súc là “thủ phạm chính” trong ngành nông nghiệp. Hoạt động chăn nuôi khiến diện tích các khu rừng nhiệt đới, vốn có tác dụng hấp thụ khí CO2, bị thu hẹp để làm bãi chăn thả và lấy thức ăn cho gia súc.

Thêm vào đó, cơ chế tiêu hóa của các loài gia súc nhai lại còn là nguồn chính thải khí methane, vốn có nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính cao hơn 30 lần so với khí CO2 trong vòng 100 năm.

Nghiên cứu giả định rằng, các phương pháp chăn nuôi và mô hình tiêu thụ thịt hiện nay tiếp tục diễn ra trong 30 năm tới, diện tích đồng cỏ sẽ tăng thêm gần 1 triệu km2. Tuy nhiên, nếu 20% lượng thịt đỏ tiêu thụ được thay thế bằng thịt nhân tạo, diện tích đồng cỏ sẽ giảm xuống dưới mức hiện nay.

Thịt nhân tạo, hay protein lên men, đã được tung ra thị trường hàng chục năm nay nhưng chưa được sử dụng phổ biến. Theo chuyên gia Hanna Tuomisto thuộc Đại học Helsinki, người không tham gia nghiên cứu trên, tác dụng của thịt nhân tạo không chỉ dừng ở bảo vệ môi trường. Theo bà, loại thực phẩm này giàu protein và chứa tất cả các acid amin cần thiết.

Trong khi đó, Phó Giám đốc Trung tâm Chính sách môi trường thuộc Đại học Hoàng gia London Tilly Collins cho rằng việc sản xuất thịt nhân tạo là biện pháp sinh học thay thế đầy hiệu quả, mở ra tiềm năng lớn về nguồn cung thực phẩm bền vững hơn.

Theo bà Collins, các chính phủ và các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần phối hợp xây dựng tiêu chuẩn phù hợp để công chúng tin tưởng sản phẩm này.

Điều chưa chắc chắn hiện nay về thịt nhân tạo có lẽ là việc liệu những người yêu thích món thịt có sẵn sàng từ bỏ món ăn này để dùng loại thực phẩm thay thế hay không. Trong số 6 tác giả của nghiên cứu nói trên, mới có 1 người đã thử loại thực phẩm này./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
IC MASTER 2023: Chân dung 4 đội thi xuất sắc bước vào giai đoạn tăng tốc về đích

IC MASTER 2023: Chân dung 4 đội thi xuất sắc bước vào giai đoạn tăng tốc về đích

Như đã đưa tin, Cuộc thi "Sinh viên ứng dụng AI trong truyền thông quảng bá vùng DTTS”, cuộc thi IC MASTER 2023 do Học viện Ngoại giao tổ chức; 4 đội thi xuất sắc đang gấp rút chuẩn bị cho vòng Chung kết The Impact với những đề án ấn tượng xoay quanh chủ đề: “Ứng dụng AI trong truyền thông quảng bá địa phương”.
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
BĐBP Sóc Trăng: Triển khai toàn diện công tác Biên phòng trên khu vực biên giới biển

BĐBP Sóc Trăng: Triển khai toàn diện công tác Biên phòng trên khu vực biên giới biển

Trang địa phương - V. Long - M. Triết - 17 phút trước
Chiều 28/11, 3 đồn Biên phòng khu vực biên giới biển gồm: An Thạnh 3, Lai Hòa và Trung Bình thuộc Bộ đội Biên phòng(BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đại tá Nguyễn Trìu Mến – Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh dự chỉ đạo tại đồn Biên phòng An Thạnh 3; Đại tá Trịnh Kim Khâm, Chỉ huy trưởng, Bộ đội Biên phòng tỉnh dự chỉ đạo tại đồn Lai Hòa; Đại tá Bùi Văn Bình, Phó chỉ huy trưởng nghiệp vụ, Bộ đội Biên phòng tỉnh dự chỉ đạo tại đồn Biên phòng Trung Bình.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - Quang Vinh - 19 phút trước
Chiều 28/11, Đoàn đại biểu cấp cao Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc do ông Vương Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.
MTTQ Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc vui Ngày đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân tỉnh Quảng Ninh

MTTQ Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc vui Ngày đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - Quang Vinh - 1 giờ trước
Ngày 28/11, trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc và MTTQ - Chính hiệp các tỉnh/khu tự trị biên giới hai nước lần thứ hai, các đại biểu hai nước đã tham dự các hoạt động sôi nổi trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của Tp. Hạ Long; tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của Quảng Ninh tại Trung tâm Hội nghị tỉnh; tham dự hoạt động trồng cây tại Công viên Lán Bè, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Lào Cai: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới cho đội ngũ tuyên truyền viên huyện Si ma cai

Lào Cai: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới cho đội ngũ tuyên truyền viên huyện Si ma cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức 04 lớp tập huấn về kiến thức bình đẳng giới, kỹ năng tuyên truyền Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tuyên truyền vận động phòng chống tảo hôn, phổ biến pháp luật, triển khai thực hiện Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Si ma cai.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em

Bổ sung vi chất dinh dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em

Sức khỏe - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 28/11, Viện Dinh dưỡng đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV diễn ra thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV diễn ra thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV đã tiến hành phiên bế mạc sau 22,5 ngày làm việc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên bế mạc.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/11, tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Quảng Nam: Tăng cường bồi dưỡng tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức

Quảng Nam: Tăng cường bồi dưỡng tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch số 7186/KH-UBND về bồi dưỡng tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025.
Nghị quyết về giám sát chuyên đề 3 Chương trình MTQG được Quốc hội thông qua với tỉ lệ tán thành cao

Nghị quyết về giám sát chuyên đề 3 Chương trình MTQG được Quốc hội thông qua với tỉ lệ tán thành cao

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/11, tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho Đăk Mế (Bài 6)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho Đăk Mế (Bài 6)

Thôn Đăk Mế, xã Pờ Y (Ngọc Hội, Kon Tum) là địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Brâu – một trong 5 DTTS có dân số dưới 1.000 người, và là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư , nhưng hiện Đăk Mế vẫn còn thiếu nhiều công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt; ngoài ra một số công trình đã được đầu tư xây dựng, qua thời gian nay cũng đã xuống cấp, hư hỏng cần được nâng cấp, sửa chữa.