Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thịt nhân tạo: Chìa khóa giúp chống biến đổi khí hậu

PV - 15:47, 30/03/2021

Nếu quá trình nuôi cấy không được kiểm soát chặt chẽ, thịt nhân tạo có thể bị nhiễm chất gây rối loạn nội tiết và những chất độc hại khác trước khi ra thị trường

Trong tương lai, những tín đồ ẩm thực có thể thưởng thức thịt bít-tết nhân tạo Ảnh: Trường ĐH Tokyo
Trong tương lai, những tín đồ ẩm thực có thể thưởng thức thịt bít-tết nhân tạo Ảnh: Trường ĐH Tokyo

Hàng loạt nghiên cứu khoa học cho thấy người dân ở những quốc gia giàu có ăn nhiều thịt hơn so với mức khuyến nghị đối với sức khỏe của họ hoặc môi trường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cắt giảm lượng thịt tiêu thụ là yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Mô hình nông nghiệp carbon thấp

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tạp chí MIT Technology Review, tỉ phú Bill Gates khuyên "tất cả quốc gia giàu có nên chuyển sang sử dụng 100% thịt bò tổng hợp" nhằm cắt giảm ô nhiễm. Theo Quỹ Bảo vệ môi trường (Mỹ), bò thải ra khí mêtan có khả năng làm ấm bầu khí quyển gấp 84 lần so với khí CO2.

"Các bạn có thể quen dần với sự khác biệt về mùi vị. Hơn nữa, các công ty chế tạo thịt tổng hợp cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ khiến sản phẩm của mình có hương vị hấp dẫn hơn theo thời gian" - nhà đồng sáng lập Microsoft khẳng định, đồng thời cho biết ông sẽ bay ít hơn và ăn nhiều thịt tổng hợp hơn để chống biến đổi khí hậu.

Sinh học tổng hợp là một lĩnh vực hoàn toàn mới, nơi những đột phá về mặt công nghệ cho phép giới khoa học "lập trình" sinh vật sống, bao gồm tái cấu hình ADN của một sinh vật để tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới. Công nghệ này đang được Công ty Beyond Meat (Mỹ) sử dụng để tạo ra bánh mì kẹp thịt chay có hương vị giống thịt thật hơn. Đây là công ty đầu tiên sử dụng trình tự ADN mã hóa từ đậu nành để tạo ra loại thịt trông giống và có vị của thịt bò nhưng được làm từ thực vật.

Giới chuyên gia nhận định Công ty Beyond Meat cùng những công ty sản xuất thịt nhân tạo khác như Eat Just, Memphis Meats (đều của Mỹ), Mosa Meat (Hà Lan) và Aleph Farms (Israel) có thể thành công trong tương lai bởi họ đang nghiên cứu các sản phẩm có cấu trúc như thịt bít-tết và đã đủ năng lực sản xuất quy mô lớn. Tyson và Cargill, 2 công ty thịt truyền thống lớn nhất thế giới, hiện có cổ phần trong Memphis Meats.

Trong nghiên cứu được công bố hồi đầu tháng này, Công ty CE Delft (Hà Lan) khẳng định nếu các cơ sở sản xuất thịt nhân tạo sử dụng năng lượng tái tạo, lượng khí nhà kính phát thải có thể giảm đến 92% so với thịt truyền thống. "Thịt nhân tạo có thể giúp chúng ta đạt được mô hình nông nghiệp carbon thấp với giá cả cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng trong việc hướng đến hệ thống thực phẩm carbon trung hòa" - nhà nghiên cứu cấp cao Ingrid Odegard của Công ty CE Delft nhấn mạnh.

Thịt gốc thực vật, như của Công ty Beyond Meat (Mỹ), đang ngày càng được ưa chuộng Ảnh: AP
Thịt gốc thực vật, như của Công ty Beyond Meat (Mỹ), đang ngày càng được ưa chuộng Ảnh: AP

Rủi ro không ít

Trong một số trường hợp, theo các nhà nghiên cứu, sản xuất thịt nhân tạo có thể khiến vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên tồi tệ hơn. Các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Oxford Martin School - Trường ĐH Oxford (Anh) đã so sánh tác động khí hậu lâu dài giữa thịt nhân tạo và thịt thông thường. Họ khẳng định những nghiên cứu trước đây có xu hướng xem xét nhiều loại khí thải khác nhau từ gia súc và chuyển đổi tất cả về mức CO2 tương đương của chúng. Điều này không cho chúng ta cái nhìn toàn diện về biến đổi khí hậu.

"Với mỗi tấn phát thải, mêtan có tác động lớn hơn rất nhiều so với CO2. Tuy nhiên, mêtan chỉ tồn tại trong khí quyển khoảng 12 năm trong khi CO2 tích tụ và tồn tại trong nhiều thiên niên kỷ" - ông Raymond Pierrehumbert, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. Còn theo ông John Lynch, một đồng tác giả khác, mô hình nghiên cứu khí hậu của họ nhận thấy trong một số trường hợp và về mặt dài hạn, sản xuất thịt nhân tạo có thể khiến trái đất nóng lên nhanh hơn.

"Tác động khí hậu từ quá trình sản xuất thịt nhân tạo sẽ phụ thuộc vào khả năng sản xuất năng lượng bền vững, cũng như mức độ hiệu quả của quá trình nuôi cấy trong tương lai. Nếu quá trình sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm đòi hỏi nguồn năng lượng tương đối dồi dào, nó có thể gây ra tác động tiêu cực hơn so với bò" - ông Lynch giải thích.

Động vật có hệ thống miễn dịch tự nhiên giúp bảo vệ chúng khỏi vi khuẩn và bệnh lây nhiễm. Còn trường hợp của thịt nhân tạo, trong một môi trường giàu dinh dưỡng, vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn rất nhiều so với trong tế bào động vật. Trong ngành công nghiệp dược phẩm, quá trình nuôi cấy tế bào được tiến hành trong "phòng sạch", được vô trùng và kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro nhiễm bẩn nhưng lại sản sinh ra rác thải nhựa, vốn đang ở mức báo động trong các hệ sinh thái.

Chưa kể, một số vật liệu nuôi cấy tế bào được làm bằng thép không gỉ, cần được khử trùng bằng hơi nước hoặc chất tẩy rửa và các phương pháp xử lý này cũng gây tác động không tốt đến môi trường.

Ở động vật, khối lượng cơ bắp tăng chậm bởi các tế bào cơ bắp cần thời gian để nhân lên. Để rút ngắn quá trình này trong phòng thí nghiệm, cần liên tục kích thích sự tăng sinh của tế bào bằng các yếu tố tăng trưởng, trong đó có hormone sinh dục đồng hóa. Những hormone này có trong cơ thể người và động vật, cũng như trong thịt thông thường. Chúng kích thích quá trình tổng hợp protein trong tế bào nhằm giúp phát triển cơ bắp. Vì thế, không sai khi ngành công nghiệp thịt mô tả chúng là "các yếu tố giúp tăng trưởng tự nhiên".

Dù vậy, việc lạm dụng chất này trong quá trình sản xuất có thể gây ra những tác động tiêu cực, kể cả với sức khỏe người tiêu dùng.

Tại châu Âu, việc sử dụng hormone tăng trưởng trong nông nghiệp đã bị cấm từ năm 1981. Nếu quá trình nuôi cấy không được kiểm soát chặt chẽ, thịt nhân tạo có thể bị nhiễm chất gây rối loạn nội tiết và những chất độc hại khác trước khi ra thị trường./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức vào chiều ngày 9/10.
Tin nổi bật trang chủ
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Kinh tế - Minh Nhật - 23 phút trước
Tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2023-2025. Ðến nay, sự hợp tác này mang lại những kết quả tích cực, tạo tiền đề thúc đẩy phát huy hiệu quả chương trình hợp tác trong thời gian tới.
Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Trang địa phương - Minh Nhật - 26 phút trước
Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) vừa xây dựng và công bố phương án khôi phục lại hoạt động du lịch sau ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn, đồng thời triển khai kế hoạch du lịch trong các tháng cuối năm 2024.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 11/10, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc với nhiều nội dung quan trọng. Dự Đại hội có Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, đại diện một số đơn vị liên quan và hơn 200 đại biểu đại diện cho hơn 82.000 đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng ngày 11/10, tại Hội trường Ngọc Linh đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Kon Tum đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang.
Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Kinh tế - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Cơn bão số 3 vừa qua cùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, được xem là "bài kiểm tra" bất ngờ mà thiên nhiên dành cho công tác phòng chống lụt bão của TP. Quảng Ninh, trong đó có việc bảo vệ các công trình đê điều như tuyến đê Điền Công, phường Trưng Vương.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 09/10, tại Nhà văn hoá huyện Lạc Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát”cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Tin tức - N. Tâm - V. Đông - 1 giờ trước
Chiều ngày 10/10, Hội Cựu chiến binh tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam; ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt, có 84 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 12.000 hội viên Hội CCB của tỉnh tham dự.
Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển mạnh và lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, qua đó làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững.
Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 1 giờ trước
Ngày 10/10/2024, Đảng uỷ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ năm 2025 - 2030. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ; Đại tá Võ Văn sử, Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh tham dự buổi lễ và chỉ đạo các đơn vị ký kết giao ước thi đua .
Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả tích cực; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số.