Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt đời sống

PV - 22:00, 10/03/2021

Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng, triển khai ngay các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số cho giai đoạn mới; quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp duy trì, tiếp tục phát triển các hoạt động trực tuyến, ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội như đã được hình thành trong thời gian dịch bệnh COVID-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì cuộc họp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì cuộc họp

Chiều 10/3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã tổ chức cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì cuộc họp.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ (VPCP), VPCP đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức hơn 100 cuộc họp, hội thảo, buổi làm việc với các chuyên gia trong nước và quốc tế (Australia, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, World Bank, AFD...) để đánh giá việc triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình để thúc đẩy việc thực hiện. Qua đó, VPCP đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ các nút thắt về thể chế, hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực, đồng thời đưa ra cách làm phù hợp để bảo đảm triển khai hiệu quả.

Đặc biệt, VPCP đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử như: Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Quyết định 28/2018/QĐ-TTg về gửi, nhận văn bản điện tử…

Một trong những dấu ấn đặc biệt trong xây dựng Chính phủ điện tử là khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia. Từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ nhấn nút khai trương (ngày 9/12/2019) với 8 dịch vụ công ban đầu, đến ngày 8/3/2021 đã có hơn 2.800 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.800 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền, với hơn 116 triệu lượt truy cập, hơn 468 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 42,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 940.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 67.000 giao dịch thanh toán điện tử (tổng số tiền hơn 26,7 tỷ đồng) trên Cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 53.000 cuộc gọi, hơn 10.000 phản ánh, kiến nghị.

Việc xây dựng, vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia và xử lý văn bản trên môi trường mạng cũng giúp tiết kiệm trên 1.200 tỷ đồng mỗi năm từ tiền giấy, mực, sao lưu, gửi bưu chính, chi phí thời gian... Tính đến nay, đã có hơn 4,5 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong năm 2020 gấp 2,5 lần so với năm 2019.

Một điểm nhấn nữa là Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được khai trương, là hạ tầng số thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số phù hợp theo lộ trình chuyển đổi số quốc gia. Đến nay, hệ thống đã kết nối với Hệ thống báo cáo của 14 bộ, cơ quan và 37 địa phương.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020, những nền tảng quan trọng nhất cho phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đã được hình thành và bước đầu phát huy hiệu quả. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 98% quận, huyện, thị xã.

Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) tạo nền tảng Chính phủ điện tử đã được xây dựng, gồm CSDL về Bảo hiểm quản lý thông tin của 24 triệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm thông tin của trên 90 triệu người dân có thẻ bảo hiểm y tế; CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp chứa thông tin đăng ký doanh nghiệp theo thời gian thực của hơn 01 triệu doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc; tỉ lệ số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đạt 100%; CSDL tài chính chứa thông tin quản lý thuế của khoảng 65 triệu cá nhân và trên 700.000 doanh nghiệp; CSDL giáo dục chứa thông tin của trên 53.000 trường học; 1,5 triệu giáo viên; 23 triệu hồ sơ học sinh; CSDL danh mục dùng chung của Bộ Y tế gồm 10.000 đầu thuốc, 41.000 cơ sở kinh doanh dược. Ngày 25/2/2021, CSDL quốc gia về Dân cư được khai trương; Tính đến tháng 12/2020, gần 40 nền tảng “Make in Viet Nam” do cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam xây dựng đã được giới thiệu, ra mắt…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Phát biểu tại phiên họp,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Phát biểu tại phiên họp,

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc chỉ số Chính phủ điện tử (CPĐT) của các nước trong khu vực tăng mạnh đồng nghĩa với môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của các nước này tiếp tục tăng, là đối tượng cạnh tranh với nước ta trên các lĩnh vực…

Thủ tướng nhắc lại Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển CPĐT năm 2020 của Liên Hợp Quốc, xếp hạng chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam đứng thứ 86/193 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2018. “Qua đó, cho thấy chúng ta có rất nhiều cố gắng trong xây dựng và phát triển CPĐT”, Thủ tướng nói. Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí thứ 6. Năm nước có vị trí cao hơn Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Philippines.

Đặc biệt, sự thăng hạng của một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan từ 73 lên 57, Indonesia từ 107 lên 88, Campuchia từ 145 lên 124, Myanmar từ 157 lên 146. Việc chỉ số CPĐT của các nước trong khu vực tăng mạnh đồng nghĩa với môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của các nước này tiếp tục tăng, là đối tượng cạnh tranh với nước ta trên các lĩnh vực, đặc biệt là thu hút đầu tư, thương mại, dịch vụ. Đây là thách thức lớn đối với chúng ta. Cần thấy rõ vấn đề này để có phấn đấu cao hơn, Thủ tướng nhấn mạnh.

Với tinh thần như vậy, Thủ tướng đề nghị các thành viên Ủy ban, các đại biểu phát biểu tập trung vào 3 nội dung.

Thứ nhất, nhận diện tồn tại, hạn chế, vướng mắc làm cản trở việc xây dựng CPĐT ở nước ta, từ đó tìm đúng nguyên nhân; Thứ 2, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đẩy nhanh tiến trình xây dựng CPĐT trong thời gian tới; Thứ 3, thảo luận về các giải pháp để tăng cường chuyển đổi số quốc gia, giao dịch điện tử, phát triển nhiều sản phẩm chuyển đổi số “Make in Việt Nam”.

Theo các báo cáo tại phiên họp, nhiều văn bản quan trọng định hướng phát triển CPĐT được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành kịp thời. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã được phát triển và hình thành theo Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, bao gồm: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã kết nối với trên 200 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị để kết nối chia sẻ dữ liệu quy mô quốc gia).

Một số cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được xây dựng và phát huy hiệu quả như các cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, y tế, giáo dục, hộ tịch. Trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được khai trương ngày 25/02/2021, đánh dấu mốc son đặt nền tảng hình thành công dân số trên cơ sở đổi mới tổ chức, quản lý, chia sẻ, khai thác thông tin dân cư chính xác, thống nhất hiện đại, là cú hích giảm giấy tờ thủ tục hành chính đáng kể. Trên 90% văn bản điện tử được trao đổi giữa các cơ quan nhà nước; trên 4,5 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số (đến nay có khoảng 40 nền tảng “Make in Việt Nam” được ra mắt).

Tuy nhiên, vẫn còn các tồn tại, hạn chế lớn cần được đẩy mạnh khắc phục trong thời gian tới. Môi trường pháp lý cho CPĐT chưa hoàn thiện. Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vẫn thấp (mới đạt 31%). Hạ tầng công nghệ thông tin nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu đồng bộ..

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, với việc ban hành Nghị quyết 17, lần đầu tiên chúng ta có kế hoạch tổng thể về triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Nghị quyết 17 đã chú trọng vào việc xây dựng thể chế và yêu cầu nền tảng dùng chung. Đây là hai vấn đề quan trọng mà chúng ta chưa làm được trong nhiều năm.

Điểm lại một số kết quả nổi bật, Thủ tướng cho biết, bộ máy chỉ đạo, điều hành triển khai Chính phủ điện tử được kiện toàn. Hiện nay, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được mở rộng chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh. Môi trường pháp lý cho phát triển Chính phủ điện tử cơ bản được hình thành đầy đủ. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã được phát triển và hình thành theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (bao gồm Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và các Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã kết nối với trên 200 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị để kết nối chia sẻ dữ liệu quy mô quốc gia).

Tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh để kết nối chia sẻ dữ liệu trong mỗi bộ/tỉnh và là đầu mối kết nối ra bên ngoài. Kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả sẽ là tiền đề phát triển Chính phủ số.

Một số cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được xây dựng và phát huy hiệu quả như các cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, y tế, giáo dục, hộ tịch. Trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong nhiều năm không làm được thì đã được khai trương ngày 25/02/2021, là cú hích giảm giấy tờ thủ tục hành chính đáng kể.

Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã có Trung tâm điều hành và giám sát an toàn an ninh và kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để tạo thành hệ thống giám sát toàn diện an toàn không gian mạng quốc gia.

An toàn, an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian số là điều kiện tiên quyết, luôn là nhiệm vụ song hành với các nhiệm vụ chuyển đổi số, Thủ tướng nêu rõ. Cơ sở dữ liệu quốc gia phải được sử dụng hiệu quả chứ không phải mỗi bộ, mỗi cơ quan cứ ôm giữ, không chia sẻ.

Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được chú trọng phát triển để phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia.

Về triển khai chuyển đổi số, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chúng ta đã khởi động và đạt được kết quả bước đầu. Đến nay, trên 50% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và bắt đầu triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số (đến nay có khoảng 40 nền tảng “Make in Việt Nam” được ra mắt).

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp đã được khởi động và bước đầu triển khai hiệu quả. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt Cổng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (thu hút 400 người dùng doanh nghiệp, hỗ trợ gần 200 doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số).

Cùng với những thành tựu quan trọng, toàn diện về kinh tế-xã hội, những nỗ lực mạnh mẽ trong chỉ đạo thực hiện và những kết quả quan trọng đạt được trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua, nhất là năm 2020, Thủ tướng nêu rõ.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra một số mặt tồn tại, hạn chế như môi trường pháp lý cho Chính phủ điện tử chưa hoàn thiện (một số Nghị định quan trọng vẫn chưa được ban hành “đặc biệt là về bảo vệ dữ liệu cá nhân; định danh, xác thực điện tử…). Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vẫn thấp. Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành triển khai chưa đáp ứng được tiến độ, kế hoạch đã đề ra...

Định hướng nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công tác xây dựng thể chế, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến. Triển khai hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để giảm giấy tờ trong xử lý thủ tục hành chính. Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, bảo đảm đến tháng 7/2021 hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai theo quy định.

Về các nền tảng Chính phủ điện tử, các bộ, ngành, địa phương sử dụng, khai thác hiệu quả các dịch vụ cung cấp trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, chủ động chia sẻ cung cấp dữ liệu của mình cho các cơ quan Nhà nước khác… Thủ tướng nhấn mạnh, 100% cơ quan, tổ chức nhà nước hoàn thành xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và đề xuất phương án bảo đảm an toàn thông tin. Không thể xây dựng Chính phủ điện tử mà coi nhẹ an toàn thông tin.

Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng, triển khai ngay các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số cho giai đoạn mới; quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp duy trì, tiếp tục phát triển các hoạt động trực tuyến, ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội như đã được hình thành trong thời gian dịch bệnh COVID-19.

Kết thúc phát biểu tại phiên họp Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử cuối cùng trong nhiệm kỳ Chính phủ này, Thủ tướng bày tỏ trân trọng cảm ơn và đánh giá cao lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ủy ban, các chuyên gia, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực, tâm huyết trong xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử, chuyển đổi số trong thời gian qua. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đồng chí tiếp tục nỗ lực, đóng góp để đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Sau mưa lũ, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng, thiệt hại. Nhiều công trình cấp nước tại các địa phương đang dừng hoạt động, nguồn nước dùng sinh hoạt của Nhân dân bị gián đoạn, ô nhiễm và thiếu trên diện rộng. Trước mắt, để giải quyết nguồn nước sinh hoạt, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, bảo đảm người dân có đủ nước sinh hoạt trong thời gian chờ khắc phục lại các công trình.
Tin nổi bật trang chủ
Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 phút trước
Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) vừa xây dựng và công bố phương án khôi phục lại hoạt động du lịch sau ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn, đồng thời triển khai kế hoạch du lịch trong các tháng cuối năm 2024.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 11/10, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc với nhiều nội dung quan trọng. Dự Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, đại diện một số đơn vị liên quan và hơn 200 đại biểu đại diện cho hơn 82.000 đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng ngày 11/10, tại Hội trường Ngọc Linh đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Kon Tum đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang.
Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Kinh tế - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Cơn bão số 3 vừa qua cùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, được xem là "bài kiểm tra" bất ngờ mà thiên nhiên dành cho công tác phòng chống lụt bão của TP. Quảng Ninh, trong đó có việc bảo vệ các công trình đê điều như tuyến đê Điền Công, phường Trưng Vương.
Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 09/10, tại Nhà văn hoá huyện Lạc Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát”cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Tin tức - N. Tâm - V. Đông - 1 giờ trước
Chiều ngày 10/10, Hội Cựu chiến binh tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam; ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt, có 84 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 12.000 hội viên Hội CCB của tỉnh tham dự.
Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển mạnh và lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, qua đó làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững.
Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 1 giờ trước
Ngày 10/10/2024, Đảng uỷ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ năm 2025 - 2030. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ; Đại tá Võ Văn sử, Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh tham dự buổi lễ và chỉ đạo các đơn vị ký kết giao ước thi đua .
Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả tích cực; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số.
Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở Con Cuông: Tập trung các hoạt động nâng cao nhận thức để giảm thiểu tảo hôn (Bài 2)

Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở Con Cuông: Tập trung các hoạt động nâng cao nhận thức để giảm thiểu tảo hôn (Bài 2)

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Từ nhận diện rõ nguyên nhân dai dẳng nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết để ngăn chặn; từng bước chấm dứt tình trạng này, huyện Con Cuông (Nghệ An) xác định, phải triển khai đồng bộ, lồng ghép các giải pháp bằng nhiều cách, bằng nhiều nguồn lực để thực hiện. Trong đó, nguồn trợ lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang được địa phương phát huy cho hoạt động này.