Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải pháp nào bảo đảm an toàn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp?

Vân Khánh - 11:37, 10/05/2022

So với các ngành khác, lao động trong nông nghiệp có nguy cơ mắc tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), chỉ đứng sau xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ. Mặc dù bước đầu đã nhận được sự quan tâm của các ban, ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể xã hội, nhưng làm thế nào bảo đảm an toàn trong lĩnh vực này, vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Nguy cơ TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp luôn thường trực bởi kiến thức sử dụng, vận hành máy móc nông cụ của người nông dân chủ yếu do “học lỏm”. (Ảnh minh họa)
Nguy cơ TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp luôn thường trực bởi kiến thức sử dụng, vận hành máy móc nông cụ của người nông dân chủ yếu do “học lỏm”. (Ảnh minh họa)

Âm thầm mà nghiệt ngã

Lao động nông nghiệp là những đối tượng hoạt động nông, lâm nghiệp bao gồm canh tác cây nông nghiệp, hoạt động lâm nghiệp, chăn nuôi, sơ chế các sản phẩm nông nghiệp và gia súc cũng như sử dụng và bảo trì máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ và máy móc dùng trong nông nghiệp; tham gia bảo quản, vận hành hoặc vận chuyển có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

Những tưởng với nếp sống chậm rãi sau lũy tre làng, người nông dân ở vùng nông thôn sẽ hiếm khi bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nhưng thực tế lại ngược lại, lao động trong lĩnh vực này thường xuyên đối diện với rủi ro, tai nạn.

Đơn cử như trường hợp ông N.H.T. người dân xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) bị nhiễm độc toàn thân vì thuốc diệt cỏ. Ông T. phải vào Bệnh Viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) ngày 8/4/2022 để điều trị do bị bong da toàn thân. Khai thác bệnh sử, được biết, ông thường xuyên tiếp xúc với các loại thuốc diệt cỏ, diệt mầm… vì công việc của ông là phun thuốc diệt cỏ thuê.

Thiếu phương tiện bảo hộ, thiếu kiến thức ATVSLĐ nên lao động nông nghiệp thường mắc BNN mà không hay biết
Thiếu phương tiện bảo hộ, thiếu kiến thức ATVSLĐ nên lao động nông nghiệp thường mắc BNN mà không hay biết

Ông T. chỉ là một trong rất nhiều lao động nông nghiệp bị TNLĐ (hoặc BNN) trong quá trình sản xuất. Cách đây vài năm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội LĐTB&XH) đã công bố một số liệu rất đáng chú ý về tình hình TNLĐ, BNN đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo Bộ LĐTB&XH, cứ 100.000 lao động nông thôn, thì có 799 bị tai nạn về điện; 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc; 1.700 người bị ảnh hưởng sức khỏe do thuốc bảo vệ thực vật…

Nhưng đây cũng chỉ mới là bề nổi của “tảng băng chìm”. Bởi một thực tế là lâu nay, sản xuất nông nghiệp gần như được xem là việc nhà của nông dân nên các tai nạn xẩy ra rất khó thống kê. Và ngay chính người nông dân cũng không quan tâm, để ý đến những lần bản thân đã gặp tai nạn (nhẹ) hoặc BNN trong quá trình sản xuất, lao động. 

“Lỗ hổng” trong quy định an toàn lao động

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), việc cập nhật tình hình TNLĐ, BNN đối với lao động nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài nguyên nhân như đã nêu trên, thì do nông dân chưa có chế độ trợ cấp BNN, nên chính quyền địa phương cũng như lao động chẳng mấy quan tâm, bởi lẽ có thống kê thì cũng chẳng để làm gì!

Nguy cơ TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp luôn thường trực bởi kiến thức sử dụng, vận hành máy móc nông cụ của người nông dân chủ yếu do “học lỏm”. (Ảnh minh họa)
Nguy cơ TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp luôn thường trực bởi kiến thức sử dụng, vận hành máy móc nông cụ của người nông dân chủ yếu do “học lỏm”. (Ảnh minh họa)

Những “lỗ hổng” này đang khiến cho nguy cơ TNLĐ, BNN ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành vấn đề đáng báo động. Các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ nhận định, TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Ðể người nông dân hạn chế tai nạn, tránh được những rủi ro khi tham gia sản xuất, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần nâng cao nhận thức cho người nông dân; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn quy trình, nguyên tắc vận hành máy móc, thiết bị đúng cách, đúng liều lượng, thời gian quy định. 

Về lâu dài, Nhà nước cần triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật; lực lượng cán bộ chuyên môn, hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, tránh được những TNNĐ xảy ra.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh, hiện vẫn còn khoảng trống “chính sách” với những lao động không có quan hệ lao động (lao động tự do, trong đó có lao động nông nghiệp). Do không được tiếp cận chính sách bảo hiểm TNLĐ nên một bộ phận không nhỏ lao động tự do rất thiệt thòi.

“Bộ LĐTB&XH sẽ nghiên cứu xây dựng dự thảo nghị định trình Chính phủ cho phép những người lao động không có quan hệ lao động có thể đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN như các đối tượng ở khu vực chính thức. Qua đó, lao động tự do có thể được hưởng các chế độ như người lao động có quan hệ lao động”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.

Thống kê của Bộ LĐTB&XH, năm 2021, khu vực không có quan hệ lao động xảy ra 707 vụ TNLĐ làm 748 người bị nạn. Có 175 vụ tai nạn gây hậu quả chết người. Các vụ tai nạn chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, thủ công, cơ khí, thương mại dịch vụ. Các địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất là Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Nam, Hưng Yên, Hải Dương…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà”

Sơn La: Ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà”

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phối hợp với Hội LHPN xã Tân Phong tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà" tại bản Mùng.
Quảng Bình: Trao Dê giống hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS

Quảng Bình: Trao Dê giống hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 8 giờ trước
Ngày 22/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tổ chức trao 12 con dê giống sinh sản để hỗ trợ sinh kế cho 5 hộ gia đình người Bru-Vân Kiều ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).
Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Sức khỏe - Tiêu Dao - 21:43, 22/09/2023
Không chỉ làm tốt công tác đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cán bộ chiến sỹ và quân y Đồn Biên phòng A Vao (BĐBP Quảng Trị) còn đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn và cả Nhân dân nước bạn Lào.
Cảnh báo sự lây lan của virus gây chết người Nipah

Cảnh báo sự lây lan của virus gây chết người Nipah

Sức khỏe - Khoa Trịnh - 21:31, 22/09/2023
Ấn Độ đang thực hiện các bước khẩn cấp để ngăn chặn sự lây truyền của virus Nipah hiếm gặp nhưng gây chết người lây từ dơi sang người. Nipah được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là căn bệnh được ưu tiên cao với khả năng gây ra một đại dịch toàn cầu khác, khiến bất kỳ đợt bùng phát nào cũng trở thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
“Sắc màu Trung thu xưa” tại phố cổ Hà Nội

“Sắc màu Trung thu xưa” tại phố cổ Hà Nội

Sắc màu 54 - Thanh Nguyên - 21:30, 22/09/2023
Ngày 22/9, tại Hà Nội, nhân dịp Tết Trung thu truyền thống, Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức trưng bày tài liệu và hiện vật với chủ đề “Sắc màu Trung thu xưa”.
Sơn La: Ra mắt mô hình

Sơn La: Ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà”

Xã hội - Mùi Len - 21:26, 22/09/2023
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phối hợp với Hội LHPN xã Tân Phong tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà" tại bản Mùng.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 20:46, 22/09/2023
Sáng ngày 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức công bố lịch thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2024. Theo đó, năm nay sẽ có 6 đợt thi TSA tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

Kinh tế - PV - 20:44, 22/09/2023
Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối, là khả năng của hệ thống cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho hộ tiêu thụ, với chất lượng điện năng đảm bảo, được thể hiện qua các chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI.. Những năm gần đây, được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Công ty Điện lực Ninh Bình (PC Ninh Bình), lưới điện trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thể thao - L.Minh - 20:41, 22/09/2023
Thất bại 0-4 trước Iran khiến cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam rất hẹp. Tuy nhiên HLV Hoàng Anh Tuấn cho rằng cuộc phiêu lưu ở Asiad 19 chưa kết thúc. Đội bóng của ông sẽ chơi hết mình trong trận đấu cuối với Saudi Arabia.
Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Thu - 20:36, 22/09/2023
Ngày 22/9, xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” với mô hình sản xuất rượu cần từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Gia Lai: Điều tra, làm rõ vụ phá rừng sản xuất quy mô lớn

Gia Lai: Điều tra, làm rõ vụ phá rừng sản xuất quy mô lớn

Pháp luật - Ngọc Thu - 20:31, 22/09/2023
Một vụ khai thác gỗ trái phép quy mô lớn vừa bị phát hiện và triệt phá tại khu vực rừng sản xuất giáp ranh giữa hai huyện Mang Yang và Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Hiện vụ việc đang được Công an huyện Mang Yang (Gia Lai) điều tra, làm rõ.