Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công nghệ nông nghiệp nổi ở Bangladesh – Cách ứng phó với biến đổi khí hậu

Duy Ly (Theo zenger.news) - 12:09, 17/05/2021

“Hơn nửa năm nay, chúng tôi vẫn phải sống chung với lũ lụt” – ông Montu Mian, một nông dân đến từ quận Satkhira, phía nam Bangladesh than thở với phóng viên báo Zinger News.

Người dân Bangladesh chăm sóc các luống nổi của mình (Ảnh zenger.news)
Người dân Bangladesh chăm sóc khu vườn nổi của mình (Ảnh zenger.news)

Từ thực trạng điều kiện tự nhiên

Ông Montu Mian chia sẻ thêm: “Vấn đề nhiễm mặn đã tồn tại từ lâu, chúng tôi không thể trồng trọt, cũng chẳng thể nuôi cá. Nếu nuôi cá trong ao, thì chúng tôi không thể sử dụng nước đó cho việc sinh hoạt, bởi nó rất bẩn. Nguồn nước giờ đây vô cùng xa xỉ với chúng tôi vì nó đã bị nhiễm mặn”.

Hai phần ba diện tích của Bangladesh là các vùng đất ngập nước, phần lớn đất bị ngập suốt 8 tháng trong một năm. Quốc gia Nam Á này dễ bị lũ lụt và ngập úng do các nhánh sông Ganga-Brahmaputra chảy qua quốc gia này thường xuyên thay đổi dòng chảy.

“Năm ngoái, Bangladesh đã chứng kiến ​​đợt gió mùa lớn, nhấn chìm một phần ba diện tích”, Thủ tướng Sheikh Hasina phát biểu trước hội nghị gồm 40 nhà lãnh đạo thế giới, do Tổng thống Mỹ Joseph R. Biden triệu tập để thảo luận về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Bà Thủ tướng Hasina thể hiện mong muốn vào việc các quốc gia G20 cùng nhau chung tay ngăn chặn lượng khí thải carbon.

Khi các đại biểu tham dự hội nghị nêu ra “Nhu cầu về công nghệ để giải quyết tình trạng thay đổi trong nông nghiệp do biến đổi khí hậu”, bà Hasina nhấn mạnh rằng: Bangladesh đã phát minh ra cây trồng chịu mặn và chịu lũ, công nghệ nông nghiệp nổi và nhà máy xử lý nước di động cho người dân ven biển.

Khi đất đai trở nên khan hiếm, Miya – một người nông dân ở Barisal, Bangladesh buộc phải sử dụng “Dhaps” để giúp gia đình anh tiếp tục duy trì cuộc sống. Dhaps là tên địa phương, được lấy để đặt cho hoạt động nông nghiệp trong vườn nổi hay phương pháp thủy canh. Miya cho biết, đây là một kiểu làm vườn khi trồng cây mà không cần đất - một kỹ thuật đã được tổ tiên của anh sử dụng cách đây 300 - 400 năm ở vùng đồng bằng ngập lụt miền Trung của Bangladesh.

“Phương pháp này đã trở thành một may mắn cho chúng tôi,” Miya nói. “Bây giờ chúng tôi có thể nuôi cá và trồng rau cùng nhau mà không gây ô nhiễm ao hồ. Nó đã trở thành nguồn thu nhập ổn định của nhiều nông dân nghèo không có đất như tôi ”.

Tổng thống Hoa Kỳ Joseph R. Biden, tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về biến đổi Khí hậu tại Washington, D.C ngày 22.4.2021 (Ảnh BBC)
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph R. Biden, tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về biến đổi Khí hậu tại Washington, D.C ngày 22.4.2021 (Ảnh BBC)

Đến những khu vườn nổi

Giải thích về khoa học, Miya cho biết: “Phương pháp canh tác này là sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản lồng nổi và trồng rau. Đất với một ít phân trộn và phân bón được sử dụng làm giá thể cho cây trồng trong các chậu nổi gắn vào lồng cá. 

Chất thải do cá nuôi tạo ra nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, từ đó làm sạch nước ”. Các khu vực phía Nam và Tây Nam của Bangladesh, các quận Barisal, Pirojpur và Gopalganj là trung tâm của các khu vườn nổi.

Hầu hết nông dân ở những khu vực này đều nghèo và không có đất. Để tồn tại, họ thu gom lục bình (bèo tây) và thân cây lúa để làm thành một “chiếc đệm” chắc chắn – đó là các luống nuôi nổi (vườn nổi) đặt ở những vùng bị ngập lụt. Cây con sau đó được trồng trên các luống nổi này.

Fahmida Akter một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trường Y tế Công cộng James P.Grant của Đại học Brac, Dhaka, Bangladesh nói với Zenger News: “Các luống nuôi nổi được làm bằng lục bình và cỏ dại thủy sinh địa phương, giúp cho việc khởi đầu dễ dàng bởi giá thành rẻ. 

Lục bình được chất thành đống trên một giá thể tre, sau khi luống đạt kích thước và độ dày mong muốn, nó sẽ phân hủy trong 2-3 tuần trước khi đưa vào nuôi trồng”. Cô cho biết kích thước, đặc biệt là chiều dài, của những đệm nổi này thay đổi tùy theo từng nơi. Ở Gopalganj, đệm nổi nhỏ hơn nhiều so với ở Pirojpur và Barisal.

Một khu vườn nổi mất khoảng 12 giờ để hoàn thành nếu hai người đàn ông cùng làm. Hạt giống được đặt bên trong các quả bóng làm bằng đất và bọc ngoài bằng xơ dừa. Sau khoảng bảy ngày, cây con sẽ mọc lên và chúng được cấy vào vườn nổi.

Haseeb Irfanullah, một nhà môi trường học và là cựu điều phối viên tại Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế ở Bangladesh cho biết, các khu vườn nổi rất thân thiện với môi trường. Ông nói: “Vì luống nổi là một tập quán truyền thống, nên nông dân chưa bao giờ được học về các chất hóa học sử dụng cho cây trồng. Toàn bộ điều là tự nhiên”.

Hệ thống di sản nông nghiệp toàn cầu

Năm 2015, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã tuyên bố, các khu vườn nổi của Bangladesh là một hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu. Các khu vườn nổi cung cấp đủ lương thực cho gia đình nông dân, đặc biệt là trong các đợt gió mùa. Rau và gia vị được những người nông dân đem bán, mang lại cho họ nguồn thu nhập đáng kể trong những tháng này.

Theo báo cáo từ Tổ chức Nông lương thế giới, lợi nhuận trung bình của nông dân trong những tháng gió mùa lên tới 140 đô la trên 100 mét vuông. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hệ thống này có thể là quy trình sản xuất lương thực cho 60-90% người dân ở các vùng đất ngập nước phía nam Bangladesh.

Các luống nuôi nổi được làm bằng bèo tây và cỏ dại thủy sinh sẵn có tại địa phương
Các luống nuôi nổi được làm bằng bèo tây và cỏ dại thủy sinh sẵn có tại địa phương

Các loại rau được trồng chủ yếu trên các luống nổi có thể kể đến như mồng tơi, cà tím, mướp đắng, bí đỏ, bầu bí và các loại gia vị như nghệ, gừng. Cây lúa cũng có thể được phát triển tại đây. Vào mùa lũ lụt, những chiếc thuyền nhỏ được nông dân sử dụng để di chuyển giữa các khu vườn nổi. Khi mực nước xuống, các luống nổi sẽ bị phá vỡ rồi trộn với đất để trồng các loại cây vụ đông như súp lơ, cà chua, bắp cải…

Thế giới học được gì từ Bangladesh?

Khu vườn nổi thường gắn liền với các cộng đồng bản địa với những cái tên khác nhau như; ‘Radh’ ở Kashmir, ‘pontha’ ở phía đông nam của Ấn Độ, ‘kaing’ ở Myanmar, ‘chinampas’ ở Mexico và ‘dhap’ hoặc ‘baira’ ở Bangladesh. Đây hầu hết là các quốc gia phải hứng chịu những hậu quả tàn khóc do biến đổi khí hậu. Hệ thống vườn nổi này có thể được áp dụng và nhân rộng cho các quốc gia tương tự để tạo ra lương thực, cũng như trở thành một lựa chọn sinh kế.

Các quốc gia có khí hậu khô hạn như Ấn Độ, ngày càng quan tâm hơn đến các giải pháp canh tác thủy canh bền vững. Tuy nhiên bà Mythri Arun, một nhà nghiên cứu tại Đại học PES cũng cảnh báo rằng, mô hình này sẽ không thể thực hiện được ở hầu hết các vùng của Ấn Độ do hạn hán và thời tiết khó lường, hệ thống nước bị ô nhiễm và chi phí vận chuyển hàng hóa cao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Tin nổi bật trang chủ
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 20 phút trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 3 giờ trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 11 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.