Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vì một môi trường an toàn cho bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số

PV - 17:24, 09/05/2021

Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã và sẽ tích cực làm việc với Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ban ngành khác nhằm xác định chiến lược hỗ trợ Việt Nam một cách hiệu quả nhất trong việc tạo dựng một môi trường an toàn, hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em tại Việt Nam nói chung, vùng dân tộc thiểu số, khó khăn nói riêng.

Những phụ nữ Mông bên gian hàng trang phục truyền thống tại chợ phiên Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN
Những phụ nữ Mông bên gian hàng trang phục truyền thống tại chợ phiên Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Đây là những chia sẻ của bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Thống tấn xã Việt Nam trong chuyến khảo sát tình hình thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ, phụ nữ mang thai tại các vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn ở tỉnh Lai Châu của Đoàn công tác liên ngành Bộ Y tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với UNFPA từ ngày 4 - 7/5/2021.

Trong khuôn khổ chuyến công tác, bà Naomi Kitahara và các thành viên trong đoàn đã tới thăm, khảo sát thực tế hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở huyện biên giới Sìn Hồ. Huyện miền núi cách trung tâm TP. Lai Châu khoảng 60km về phía Tây, nằm trên độ cao hơn 1.500m này hiện đang là một trong những vùng trũng nhất của cả nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản, bà mẹ và trẻ em.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ, thói quen đẻ tại nhà, tự đỡ đẻ của người dân nơi đây còn phổ biến; tỷ lệ phụ nữ mang thai sinh con tại nhà, nhất là đồng bào dân tộc Mông, Lự, Dao, Máng mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, gây ra những nguy cơ tai biến sản khoa trong cộng đồng cao. 

Đặc biệt trong năm 2020, dưới tác động một phần của dịch COVID-19, tỷ lệ sinh con tại nhà của phụ nữ mang thai ở huyện Sìn Hồ có sự tăng vọt sau nhiều năm giảm nhẹ, ở mức 46,5% (trong khi tỷ lệ chung toàn tỉnh Lai Châu là 33%). Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám thai ít nhất 4 lần của phụ nữ mang thai còn ở mức rất thấp (5,8%) so với tỷ lệ chung trên toàn quốc (trên 73%).

Từ đây, Trưởng Đại diện UNFPA cho rằng có hai thách thức lớn trong hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ ở khu vực dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Thách thức đầu tiên đó là người dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại vùng sâu, vùng xa khiến việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục gặp nhiều khó khăn. Thách thức tiếp theo, do thuộc nhóm dân tộc thiểu số và điều kiện văn hóa xã hội đặc thù nên khu vực này gặp khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp và hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

Do đó, theo bà Naomi Kitahara, cần tăng cường các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn và biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục được phổ cập bằng tiếng dân tộc; đồng thời các bác sỹ, nhân viên y tế, hộ sinh cần biết tiếng địa phương để có thể giải thích cho bà con.

Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh, Quỹ Dân số Liên hợp quốc luôn nỗ lực tiến tới đảm bảo không còn tử vong mẹ, mọi nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình đều được đáp ứng và bạo lực giới và các thực hành có hại trên cơ sở giới có thể được ngăn ngừa. 

“Chúng tôi đã làm việc rất tích cực với Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ban, ngành khác nhằm xác định chiến lược hỗ trợ Việt Nam một cách hiệu quả nhất, đặc biệt tập trung vào nhóm dân cư dễ bị tổn thương, như dân tộc thiểu số, người di cư, thanh thiếu niên và người khuyết tật”, bà Naomi Kitahara nói.

Với nỗ lực hỗ trợ người dân vùng dân tộc thiểu số, một số chiến lược chính mà UNFPA đưa ra bao gồm: tăng cường, nâng cao năng lực khám chữa bệnh của các cán bộ y tế để họ có đủ khả năng xử trí các tình huống khác nhau về tai biến sản khoa và các bệnh liên quan đến thai sản, từ đó đảm bảo an toàn, sức khỏe, hạnh phúc cho bà mẹ và trẻ em; khai thác hiệu quả nền tảng thông tin, truyền thông trực tuyến, hệ thống tư vấn từ xa thông qua các ứng dụng di động và nền tảng trực tuyến nhằm khắc phục những khó khăn do những điều kiện văn hóa xã hội đặc biệt, rào cản ngôn ngữ, vị trí địa lý do người dân tộc thiểu số hầu hết sống rất xa các cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, bà Naomi Kitahara đã khẳng định tầm quan trọng của các cô đỡ thôn bản, bởi đây là những những cánh tay nối dài của ngành Y tế, làm việc ở tuyến cộng đồng, thực hiện hoạt động chăm sóc cơ bản, hỗ trợ cho các bà mẹ mang thai. Trong trường hợp phụ nữ mang thai có những triệu chứng nguy hiểm, chính cô đỡ thôn bản là người sẽ giúp phát hiện và đưa ngay sản phụ đến cơ sở y tế. 

Với ý nghĩa như vậy, Trưởng Đại diện UNFPA tai Việt Nam cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục đầu tư hỗ trợ cô đỡ thôn bản, bao gồm đào tạo, cung cấp vật tư cần thiết, chế độ đãi ngộ cho công tác hộ sinh.

Với những khu vực có nhiều người dân tộc thiểu số như tại Lai Châu, yếu tố văn hóa xã hội tác động rất mạnh mẽ đến người dân; nhiều người cho là việc sinh con ở nhà hay đến cơ sở y tế cũng như nhau. Do đó, theo bà Naomi Kitahara, cần phải đẩy mạnh truyền thông giáo dục thay đổi nhận thức hành vi của công đồng, để phụ nữ mang thai yên tâm về các dịch vụ sinh nở, làm mẹ an toàn tại các cơ sở y tế.

Ngoài ra, dịch COVID - 19 đang gây ra những thách thức lớn, khi phụ nữ có xu hướng hoãn hoặc hủy bỏ lịch khám thai, tiềm ẩn những nguy cơ cao gặp phải trong quá trình mang thai. Bà Naomi Kitahara nhấn mạnh, cần tạo ra một môi trường an toàn cho các phụ nữ mang thai để họ cảm thấy an tâm khi đến các cơ sở y tế, đảm bảo được thăm khám ít nhất 4 lần trong quá trình mang thai, hay khi cảm thấy có những dấu hiệu nguy hiểm, họ sẽ thoải mái đi khám tại các cơ sở y tế. Cùng với đó, ưu tiên cung cấp trang phục bảo hộ cho cán bộ y tế, để họ được hoàn toàn bảo vệ, yên tâm khám chữa bệnh cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

“Bằng việc kết hợp những chiến lược trên, chúng tôi tin có thể góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ tại tỉnh”, bà Naomi Kitahara chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Tin nổi bật trang chủ
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Kinh tế - Thu Thảo - 4 giờ trước
“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 5 giờ trước
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 5 giờ trước
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 5 giờ trước
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 5 giờ trước
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 5 giờ trước
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.