Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Bru Vân Kiều ở Chênh Vênh làm quen với du lịch cộng đồng

PV - 15:32, 03/08/2022

Thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được xem là địa phương hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để có thể phát triển du lịch cộng đồng.

Người Bru Vân Kiều ở Chênh vênh xây dựng gian hàng nông sản phục vụ khách du lịch. (Ảnh: N.T)
Người Bru Vân Kiều ở Chênh vênh xây dựng gian hàng nông sản phục vụ khách du lịch. (Ảnh: N.T)

Thời gian gần đây, chính quyền địa phương tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan, dự án phi chính phủ nước ngoài khảo sát, định hướng cho người Bru Vân Kiều nơi đây phát triển du lịch bằng cách khai thác những điều kiện sẵn có để góp phần quảng bá, phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Từ tiềm năng, lợi thế...

Chênh Vênh là thôn có 100% dân số người đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều, sống chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy. Do tập quán sản xuất lạc hậu, các loại cây trồng truyền thống cho năng suất, chất lượng thấp nên cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng của huyện, hiện nay Chênh Vênh quản lý, bảo vệ trên 670 ha rừng. Với hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, đa dạng, lại được cộng đồng chăm sóc và bảo vệ tốt, nên diện tích rừng này được coi là một trong những khu rừng nguyên sơ và đây cũng là một trong 2 khu rừng cộng đồng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế (FSC) vào cuối năm 2021, trong đó có rừng tre vầu - một khu rừng tuyệt đẹp được đông đảo khách du lịch tìm đến tham quan, khám phá.

Chênh Vênh còn có một thác nước nguyên sơ, hùng vĩ nằm lọt thỏm giữa rừng đại ngàn. Thác có độ cao hơn 20m, trông như một dải lụa vắt qua cánh rừng già, phía bên dưới có nhiều hồ nước vừa và nhỏ, nước trong xanh quanh năm. Thác Chênh Vênh được du khách khắp nơi lựa chọn làm điểm đến, nhất là vào mỗi dịp Hè.

Ngoài tài nguyên thiên nhiên thì các sản phẩm nông nghiệp cũng được coi là tiềm năng phục vụ phát triển du lịch tại Chênh Vênh. Với đặc trưng khí hậu và thời tiết ôn hòa, địa phương phát triển nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó tiêu biểu là sản phẩm cà phê Arabica. Với diện tích gần 100 ha, chất lượng thơm ngon rất đặc trưng, cà phê Arabica ở Chênh Vênh hiện đang góp phần xây dựng thương hiệu cà phê chất lượng cao ở Hướng Phùng.

“Làng du lịch sinh thái Chênh Vênh là mô hình du lịch dựa vào cộng đồng DTTS đầu tiên được triển khai tại huyện Hướng Hóa. Tuy đang trong thời gian vừa hoạt động vừa rút kinh nghiệm để dần hoàn thiện nhưng sớm được đông đảo du khách đón nhận. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục định hướng hỗ trợ phát triển mô hình này nhằm khai thác tiềm năng sẵn có, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hóa của người Bru Vân Kiều tại đây”.

Bà Nguyễn Thị HuyềnTrưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hướng Hóa

Ngoài ra, một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng khác như nếp than, măng rừng, gừng, nghệ, ớt, ngô, cà và một số loại cây ăn quả như xoài, nhãn, thanh long… cũng có chất lượng cao. Cùng với các tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi thì bản Chênh Vênh còn có một tiềm năng rất đặc biệt, đó chính là bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều.

Với 100% dân số là người Bru Vân Kiều, hiện nay Chênh Vênh vẫn còn bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là lễ hội cồng chiêng, ẩm thực, trang phục, đan lát và các làn điệu dân ca truyền thống thu hút sự tìm tòi, khám phá và trải nghiệm của du khách mỗi khi đến với Chênh Vênh.

Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Hồ Văn Quý cho biết: Với lợi thế có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, chính quyền địa phương đang định hướng, chỉ đạo phát huy những tiềm năng này ở Chênh Vênh. Lâu nay chỉ quen làm nương rẫy nên bước đầu chắc chắn việc làm du lịch của người dân sẽ gặp khó khăn. Do đó, xã sẽ tập trung tuyên truyền, vận động bà con dần làm quen, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để hướng tới xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, đồng thời tích cực phối hợp với các đơn vị để cùng hỗ trợ Chênh Vênh phát huy tiềm năng của mình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo tồn văn hóa.

... đến khai thác “nghề mới”

Sau khi được chính quyền địa phương và các chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài định hướng, hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng làm du lịch cộng đồng, gia đình chị Hồ Thị Thắng và anh Hồ Văn Quý là một trong những hộ người Bru Vân Kiều đầu tiên ở xóm Rơ Vê, thôn Chênh Vênh tiên phong đăng ký tham gia làm du lịch cộng đồng. Gia đình anh Quý chủ động chuẩn bị rất chu đáo các điều kiện làm du lịch. Căn nhà sàn mới được xây dựng khang trang được anh chị dành căn gác bếp, phòng ngủ, phòng khách để đón khách lưu trú; đào 2 ao cá phục vụ dịch vụ câu cá và dựng nhà sàn nhỏ để bày bán hàng nông sản, rượu cần phục vụ khách du lịch.

Một góc làng du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh
Một góc làng du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh

Chị Thắng chia sẻ: “Gia đình tôi rất vui khi được tham gia làm du lịch tại cộng đồng. Hiện tại, chúng tôi đã chuẩn bị các công cụ lao động của người Bru Vân Kiều để khách trải nghiệm như câu cá, thu hoạch nông sản; xây dựng gian hàng ẩm thực, nông sản nhỏ bày bán để phục vụ khách du lịch”.

Được sự hỗ trợ của Tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam và chính quyền địa phương, các hộ dân ở xóm Rơ Vê đã cải tạo 5 nhà sàn, xây mới 1 nhà sàn làm nhà lưu trú, trưng bày trang phục truyền thống; xây dựng công trình vệ sinh, điện mặt trời, giếng nước, khu vực trưng bày nông sản, vườn rau sạch, vườn hoa…; trang bị một số vật dụng cần thiết cho nhà trưng bày và nhà lưu trú như: Quạt điện, chăn, ga, gối, màn và trang phục truyền thống của người Bru Vân Kiều. Để triển khai mô hình một cách bài bản, có hệ thống, UBND xã Hướng Phùng đã có quyết định thành lập tổ quản lý mô hình du lịch cộng đồng sinh thái Chênh Vênh với 21 thành viên. Tổ quản lý được phân thành 3 tổ chính (mỗi tổ gồm có 7 thành viên).

Theo đó, các tổ đảm nhiệm công việc tiếp đón, hướng dẫn khách tham quan, trải nghiệm nhà sàn, trang phục truyền thống, văn hóa - văn nghệ, tắm suối, xúc cá ở suối… tại xóm Rờ Vê; tiếp đón, hướng dẫn khách tham quan, trải nghiệm ngắm cảnh, thả diều, cắm trại tại đồi Sa Mươi và tham quan rừng tre vầu; đón và hướng dẫn khách tham quan trải nghiệm tại thác Chênh Vênh. Mặc dù khởi động chưa lâu nhưng mô hình được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh biết đến. Kể từ lúc đi vào hoạt động đến nay, đã có gần 1.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm tại vùng sơn cước tươi đẹp này.

Mặc dù còn mới lạ với làm du lịch, nhưng người Bru Vân Kiều ở Chênh Vênh đã chủ động trong việc tiếp cận, học hỏi và sẵn sàng tham gia làm du lịch. Tích cực tham gia các lớp tập huấn, học tập mô hình, thực hiện các buổi thực hành thử nghiệm các hoạt động phục vụ khách du lịch, qua đó đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh. Tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ lẫn nhau để cùng thực hiện mô hình hiệu quả.

Gần đây nhất, người dân ở Chênh Vênh đã đến tham quan, học tập mô hình du lịch cộng đồng tại xã A roàng, A nô của huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Bên cạnh đó, tham gia mô hình “Phiên chợ cuối tuần”, chuẩn bị chu đáo về sản phẩm nông nghiệp đặc trưng cũng như những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình để giới thiệu với du khách.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hai nhà sáng tạo nội dung người Dao đỏ hút triệu view với các video cuộc sống vùng cao

Hai nhà sáng tạo nội dung người Dao đỏ hút triệu view với các video cuộc sống vùng cao

Hai nhà sáng tạo nội dung người Dao đỏ, chủ tài khoản Mẩy Kim Dao Đỏ và Mẩy Chan Sa Pa, đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Không chỉ quảng bá văn hóa đồng bào vùng cao, họ còn mở ra nhiều hướng đi mới để phát triển cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - 4 phút trước
Những năm gần đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Điều này đã giúp địa phương có sự chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Văn hóa dân tộc - H. Phúc - 5 phút trước
Rau muống xào tỏi của Việt Nam đứng vị trí 24/100 món từ rau ngon nhất thế giới do TasteAtlas công bố.
Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Giáo dục - Thúy Hồng - 6 phút trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2025 "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách", thay thế cho Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Theo đó, sẽ nâng cao mức hỗ trợ bán trú cho các học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho cho học sinh DTTS học tập.
Phát huy hiệu quả các Chương trình MTQG từ việc hỗ trợ đúng nhu cầu của người dân

Phát huy hiệu quả các Chương trình MTQG từ việc hỗ trợ đúng nhu cầu của người dân

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 9 phút trước
Với phương châm hỗ trợ đúng nhu cầu của người dân để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) những năm qua Cà Mau đã thực hiện hiệu quả Chương trình. Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.
Đồng Nai: Đồng bào các tôn giáo, dân tộc tích cực xây dựng quê hương

Đồng Nai: Đồng bào các tôn giáo, dân tộc tích cực xây dựng quê hương

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 12 phút trước
Thời gian qua, triển khai các dự án, chương trình, chính sách dân tộc, đồng bào các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tích cực đóng góp sức người, sức của, chung tay cùng cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xây dựng quê hương.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
An Giang: Tạm giữ cha dượng bạo hành con riêng 8 tuổi của vợ khiến cháu bé hôn mê

An Giang: Tạm giữ cha dượng bạo hành con riêng 8 tuổi của vợ khiến cháu bé hôn mê

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Tầm - 15 phút trước
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Hồ Trần Minh Có thừa nhận nhiều lần bạo hành cháu bé 8 tuổi (là con riêng của vợ), thậm chí còn dùng tay nâng nạn nhân lên cao rồi tung lên cho rớt xuống nệm mỏng trải trên sàn nhà làm bất tỉnh.
Bình Định trung dũng kiên cường, luôn là tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước

Bình Định trung dũng kiên cường, luôn là tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 17 phút trước
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, tổ chức tối 30/3.
Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 31/3, Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 - 13/4, với sự tham gia của hơn 900 nghệ nhân, đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.