Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm du lịch, phụ nữ Pa Kô có cơ hội cải thiện cuộc sống

PV - 17:39, 01/08/2022

Khi làng du lịch cộng đồng A Nôr thuộc xã Hồng Kim, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh, thì cũng là lúc nhiều phụ nữ Pa Kô có cơ hội thay đổi trong phát triển sinh kế dựa trên nét đẹp giàu bản sắc của bản làng mình.

Phụ nữ Pa Kô trong đội dịch vụ đang hướng dẫn khách làm bánh A Quát
Phụ nữ Pa Kô trong đội dịch vụ đang hướng dẫn khách làm bánh A Quát

Chiều A Lưới, mặt trời tắt bóng thật nhanh. Mới đó vẫn còn thấy vạt nắng vàng ươm loanh quanh trên ngọn keo tràm xanh mướt trước hiên nhà mà giờ góc trời đã gom hết màu đỏ rực về phía núi. Bóng tối chầm chậm buông xuống theo hơi sương lành lạnh phả ra từ phía sườn đồi. Tiếng ếch nhái bên hiên nhà bắt đầu râm ran dạo lên khúc nhạc của màn đêm, xóa đi vẻ yên tĩnh chốn núi đồi. Chị Hồ Thị Sâm thay bộ váy thổ cẩm dệt từ vải dèng truyền trống của người Pa Kô rồi háo hức sang Homestay ngay cạnh nhà để tham gia biểu diễn văn nghệ. Chị Sâm năm nay 35 tuổi, là mẹ của 3 đứa con, sống ở làng du lịch A Nôr - Việt Tiến, thuộc địa bàn xã Hồng Kim, huyện A Lưới.

Cũng như những người đồng bào khác cư ngụ nơi mảnh đất này, chị Sâm sinh sống bằng nghề làm nương làm rẫy, hết vụ mùa thì đi vác keo tràm thuê. Công việc quanh năm nhọc nhằn, tất bật, chỉ mỗi khi đến dịp lễ hội làng như lễ hội A Riêu Ping, A Riêu A Za… của người đồng bào Pa Kô, chị mới có cơ hội được vui chơi, cất cao giọng hát hòa theo tiếng chiêng trống, tiếng khèn bè hay say xưa cùng điệu múa Ra Zooc rộn ràng bên ánh lửa bập bùng giữa đêm lạnh chốn đại ngàn.

Nhưng từ ngày Làng du lịch cộng đồng A Nôr - Việt Tiến ra đời, cuộc sống của chị Sâm thay đổi nhiều, việc vui chơi ca hát, giải trí không còn là thứ gì đó hiếm hoi, xa xỉ. Giống như chiều nay, sau khi chuẩn bị thức ăn tối cho tôi - vị khách đang lưu trú ở Homestay mà chị Sâm đang làm quản lý, chị vội vã bước ra khỏi nhà, cùng lời dặn: “Lát nữa sang Homestay bên cạnh xem biểu diễn văn nghệ cho vui nhé”. Chị Sâm cười tươi, mắt lấp lánh như ánh sao đêm, làm che mờ những vết đen sạm trên gương mặt dãi dầu nắng gió của người phụ nữ vùng cao.

Chị Sâm nói, được tham gia vào đội dịch vụ phục vụ du lịch cộng đồng ở làng vui lắm, vui nhất là những tối cuối tuần biểu diễn văn nghệ. “Mình ca hát, nhảy múa để phục vụ du khách, nhưng cũng là để phục vụ cho chính mình. Du khách xem để giải trí, còn bản thân mình hát, múa cũng là cách giải trí, đem lại sự sảng khoái, vui vẻ cho bản thân”, chị Sâm chia sẻ. Nên những buổi tối cuối tuần luôn được chị Sâm và các chị em trong đội văn nghệ rất mong chờ.

“Nếu chỉ tham gia hoạt động văn nghệ vào buổi tối, mỗi người sẽ nhận được từ 50.000 - 100.000 đồng/buổi. Nếu phục vụ thêm các dịch vụ khác, như nấu ăn, các hoạt động trải nghiệm khác tại Homestay thì được thêm từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày”.

Chị Lê Thị Kim ThoaChủ Homestay Nhuận Thoa

Làng A Nôr có 10 nóc nhà nằm sát mép đường rợp bóng cây xanh (trong tổng số 23 nóc nhà) thì có đến 6 Homestay. Chị Sâm tham gia vào đội dịch vụ của Làng du lịch cộng đồng A Nôr, phục vụ cho cụm 6 Homestay trong khu du lịch. Đội dịch vụ hiện tại có 10 chị em phụ nữ, hoạt động từ năm 2018. Trước đó, các chị em đều được Dự án Trường Sơn Xanh tập huấn về cung cách phục vụ du lịch, từ dọn dẹp phòng ngủ, trải ga giường, đến bày biện thức ăn. Riêng các hoạt động văn nghệ dân vũ, các chị em tự tập luyện cùng nhau.

Mỗi ngày, mọi người vẫn lên nương, rẫy bình thường. Vào dịp cuối tuần, khi khách du lịch đến tham quan và ở lại trong các Homestay, khách muốn tham gia các hoạt động trải nghiệm ở bản làng, đội dịch vụ sẽ hướng dẫn khách trải nghiệm làm bánh A Quát, giã gạo, sàng gạo, xông răng, gội đầu bằng nước lá rừng, văn nghệ lửa trại giao lưu cộng đồng khi đêm xuống, chế biến các món ăn truyền thống cùng nhiều hoạt động khác mang đậm bản sắc văn hóa của người Pa Kô.

Khi nấu ăn cho khách, hướng dẫn khách làm bánh, giã gạo… các chị em đều cảm thấy như đang làm việc nhà mình, nhưng lại có thêm thu nhập, nên ai cũng vui, cũng thích. Chị Hồ Thị Sả (29 tuổi) bộc bạch. Thời gian đầu mới tham gia, các chị em ai cũng ngại khi gặp người lạ. Phụ nữ Pa Kô nói chuyện với nhau bằng tiếng của đồng bào mình, nên khi nói chuyện với khách bằng tiếng phổ thông, ai cũng ngại. “Nhiều lúc muốn giới thiệu với khách thật nhiều nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, bụng muốn nói lắm, mà không mở miệng được, sợ nói khách nghe không hiểu. Bây giờ thì quen rồi, nên không còn ngại như trước nữa”, chị Sả nói.

Cùng tham gia làm du lịch cộng đồng, không chỉ giúp đời sống tinh thần chị em phụ nữ được nâng cao, mà còn giúp các chị em có thêm nguồn thu nhập. Chị Lê Thị Kim Thoa (26 tuổi), chủ Homestay Nhuận Thoa cho biết, nếu chỉ tham gia hoạt động văn nghệ vào buổi tối, mỗi người sẽ nhận được từ 50.000 - 100.000 đồng/buổi. Nếu phục vụ thêm các dịch vụ khác, như nấu ăn, các hoạt động trải nghiệm khác tại Homestay thì được thêm từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày.

Chị Hồ Thị Chiu năm nay 36 tuổi, có 3 đứa con. Chị Chiu nói, số tiền kiếm được từ công việc tham gia trong đội dịch vụ, hoặc tham gia biểu diễn văn nghệ vào các buổi tối đã giúp chị có thêm tiền để mua sách vở cho con đến trường, sắm cho bọn trẻ những bộ quần áo mới, mua thức ăn ngon cho con.

“Mình đã sắm được tủ lạnh trong nhà và mua được điện thoại mới từ số tiền dành dụm được khi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của địa phương. Nhờ vậy mà khi dịch bệnh xảy ra, bọn trẻ có điện thoại để học Online”, chị Hồ Thị Sâm bộc bạch.

Nhờ tham gia làm du lịch đã giúp người phụ nữ Pa Kô suốt ngày quanh quẩn nơi nương rẫy đã biết nuôi ước mơ làm giàu từ nghề dịch vụ. Giấc mơ của chị Sâm là dành dụm đủ tiền để sửa sang lại ngôi nhà làm Homestay. Mắt chị Sâm lấp lánh khi nói về tương lai mà mình đang ấp ủ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Tin nổi bật trang chủ
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 5 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 6 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 7 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 8 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 13 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 15 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 16 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 27 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.