Đại dịch Covid-19 đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số (DTTS) gặp không ít khó khăn; nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đang đối diện với nguy cơ phá sản vì không đủ tiền trang trải và duy trì hoạt động.
Yên Bái có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, với bức tranh văn hóa nhiều màu sắc. Những năm qua, bằng nhiều nỗ lực của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương và đồng bào các dân tộc, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả, qua đó góp phần nâng đời sống văn hóa tinh thần, vật chất cho đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Sau 2 tháng phát động, Cuộc thi trực tuyến mang tên “Phụ nữ Việt Nam và làng nghề” do dự án phi lợi nhuận Empower Women Asia (EWA) thuộc tổ chức Keep It Beautiful Vietnam (KIBV) tổ chức đã khép lại với 4 tác phẩm xuất sắc đã giành được giải cao nhất.
Hiện nay, tại một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều Hợp tác xã (HTX) được thành lập, nhằm thúc đẩy sự kết nối giữa các cơ sở sản xuất, quy mô hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa góp phần giữ gìn và phát triển giá trị các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Cùng với sự phát triển của xã hội, làng nghề ngày nay không chỉ mang đặc trưng cơ bản trong truyền thống kinh tế, mà còn thu hút khách du lịch. Khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống theo hướng du lịch mang đến hiệu quả kép: vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề, vừa mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.
Từ khi được công nhận các làng nghề truyền thống trên địa bàn, hơn 5 năm qua, huyện Lâm Hà đã có nhiều nỗ lực để vừa phát triển kinh tế làng nghề, vừa góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của người dân địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, các làng nghề truyền thống nơi đây vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Từ lâu, làng nghề dệt chiếu Thành Thới B (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) đã trở thành cái tên quen thuộc gắn bó lâu đời với người dân xứ dừa. Khi những tia nắng ấm áp xua tan cái se lạnh là lúc làng nghề dệt chiếu truyền thống ở Thành Thới B trở nên nhộn nhịp. Mọi người đang tất bật chung tay tạo ra những sản phẩm chất lượng để kịp cung ứng cho những chuyến hàng cuối năm.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 39 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận. Trong đó, có 21 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống, với khoảng 5.200 hộ, 11.200 lao động. Tổng thu nhập hằng năm của các làng nghề trên 100 tỷ đồng, với các nghề: Chế biến lương thực, thực phẩm, trồng hoa kiểng, hàng thủ công mỹ nghệ…
Sản phẩm thổ cẩm truyền thống thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa mỗi dân tộc. Tại tỉnh Hòa Bình, nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần gìn giữ tinh hoa văn hóa đặc trưng của các dân tộc mà còn đang góp phần phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, nghề dệt thổ cẩm truyền thống vừa phải giữ được hồn cốt, vừa phải sáng tạo để tìm chỗ đứng trên thị trường.
Làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) không chỉ được biết đến là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà còn nổi tiếng với nghề sản xuất chiếu cói truyền thống. Nhờ những con người tâm huyết, miệt mài “giữ lửa” cho nghề, trải qua nhiều thăng trầm, nghề chiếu cói làng An Xá vẫn được lưu giữ và phát triển.
Tại xã Phú Sỹ, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) có hai thôn Nội Lăng và Tất Viên vẫn giữ nghề truyền thống làm đó, đan rọ để bẫy, bắt cá tôm từ hàng trăm năm nay. Dân gian vẫn gọi hai thôn này là “làng đó”. Xưa kia, nghề làm đó, đan rọ mang lại thu nhập chính cho toàn dân xã Phú Sỹ. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, đồng ruộng, sông ngòi bị thu hẹp lại nên nghề này đang bị mai một dần.
Xã hội -
Hoàng Quý -
15:17, 06/01/2020 Các làng nghề truyền thống khu vực nông thôn tỉnh Cao Bằng trong những năm qua đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm tại chỗ, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không ít làng nghề truyền thống đang dần mai một hoặc hoạt động cầm chừng.
Xã hội -
Quỳnh Trâm -
09:00, 19/11/2019 Tỉnh Thanh Hóa hiện có 36 nghề, với 118 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), trong đó có 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận. Có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt, gồm: Nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và nhóm làng nghề sản xuất TTCN.
Ksor Khoa dân tộc Jrai là người duy nhất ở làng Chuét 2, phường Thắng Lợi TP. Pleiku (Gia Lai) còn giữ được nghề tạc tượng truyền thống.
Bạn đọc -
QUỲNH CHI -
17:03, 30/09/2019 Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 29 làng nghề truyền thống đã được công nhận. Các làng nghề, các nghề truyền thống đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động nông nhàn ở địa phương. Thế nhưng, cùng với sự phát triển, ô nhiễm môi trường do các làng nghề gây ra đang là vấn đề nan giải.
Những năm qua, để bảo tồn và phục hồi làng nghề truyền thống (LNTT), tỉnh Bắc Giang đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển LNTT trên địa bàn tỉnh phù hợp với xu thế của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.