Theo đó, mục tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2025, thu nhập bình quân của làng nghề sẽ tăng từ 2 - 4 lần so với sản xuất thuần nông; tỷ lệ lao động trong làng nghề được đào tạo nghề tăng từ 10 - 20%; phấn đấu có 5 sản phẩm của làng nghề tham gia chương trình OCOP và được công nhận sản phẩm cấp tỉnh từ 3 - 4 sao.
Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Lâm Đồng sẽ bảo tồn và phát triển 12 làng nghề, làng nghề truyền thống, nâng tổng số làng nghề lên 39 làng nghề, trong đó có 24 làng nghề được công nhận; phấn đấu có 7 sản phẩm của làng nghề tham gia chương trình OCOP và được công nhận sản phẩm từ 3 - 4 sao cấp tỉnh.
Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Lâm Đồng sẽ rà soát, thành lập danh mục các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống cần được bảo tồn và phát triển đến năm 2030; ưu tiên các làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền; làng nghề gắn với du lịch, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; bảo tồn và phát triển các giống hoa quý hiếm và đặc sắc của Tp. Đà Lạt; làng nghề mới có tiềm năng phát triển và có sự lan tỏa.
Về tập huấn, đào tạo truyền nghề, giai đoạn 2022 - 2030, tỉnh sẽ hỗ trợ đào tạo truyền nghề cho 27 lớp với 960 học viên. Hỗ trợ phát triển mạnh các làng nghề truyền thống sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế và có tiềm năng xuất lớn như; chế biến nông lâm thủy sản, mây tre đan, dệt thổ cẩm... Hỗ trợ thực hiện 30 mô hình về nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công cụ, dây chuyền sản xuất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tính đến năm 2022, toàn tỉnh có 30 làng nghề (18 làng nghề truyền thống; 12 làng nghề), UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định công nhận 17 làng nghề (trong đó 11 làng nghề truyền thống và 6 làng nghề).