Ẩm thực -
Minh Nhật -
14:14, 05/10/2024 Không chỉ là một sự kiện quảng bá sản phẩm, Lễ hội còn nhằm bảo tồn giá trị truyền thống của các làng nghề, đồng thời kết nối nước mắm Việt Nam với thị trường quốc tế. Qua đó, nước mắm truyền thống không chỉ được khẳng định vị trí trong ẩm thực trong nước mà còn hướng tới xây dựng thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.
Trải qua lịch sử hàng trăm năm, các làng nghề không chỉ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc hay di tích lịch sử. Khai thác tiềm năng của làng nghề để phát triển du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng vừa nâng cao thu nhập, vừa giúp lưu giữ nét đẹp của các làng nghề.
Dạo qua những cánh đồng lúa xanh trong ánh nắng dịu của buổi sáng mùa Thu, chúng tôi có dịp tới thăm miền ký ức Tết Trung thu xưa tại làng Ông Hảo (hay làng Hảo) nằm ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ngôi làng đã có hơn nửa thế kỷ sản xuất ra những chiếc trống ếch, mặt nạ giấy bồi với rất nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ nổi danh cả nước.
Tối 11/9, UBND tỉnh Vĩnh Long và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023. Festival nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước; gắn kết hoạt động quảng bá du lịch, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, bảo tồn giá trị làng nghề truyền thống.
Ngày 29/2, tại Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức Lễ hội Trống đôi, Cồng ba, Chiêng năm và công bố Quyết định công nhận Làng nghề Dệt thổ cẩm Xí Thoại là Làng nghề truyền thống của tỉnh.
Media -
BDT -
05:00, 09/09/2023 Nghề thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS ở nước ta là di sản văn hóa quý báu, được hình thành, phát triển và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đây là một loại hình văn hóa độc đáo của đồng bào, góp phần tạo nên bức tranh đa màu, đa sắc của nền văn hóa Việt Nam thống nhất đa dạng. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố, nhất là tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nghề thủ công truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ ở cả trước mắt và lâu dài. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về vấn đề làm thế nào để đồng bào DTTS giữ được nghề truyền thống.
Xã hội -
T.Nhân - H.Trường -
06:35, 22/02/2024 Ngày 21/2, tại xã Cẩm Kim (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã diễn ra Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng năm 2024. Đây là dịp nhằm tôn vinh những người làm nghề mộc ở làng nghề, đồng thời là dịp quảng bá hình ảnh làng nghề đến với du khách nhằm thu hút du lịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đã ký quyết định công nhận Làng nghề truyền thống đan lát ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Quyết định công nhận Làng nghề dệt thổ cẩm buôn Ka Tung, thuộc Thôn 2, xã Đạ Long, huyện Đam Rông đạt tiêu chí Làng nghề truyền thống.
Trong kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2030, mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ có 35 làng nghề, trong đó có 20 làng nghề được công nhận.
Vĩnh Long là tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại hàng trăm năm, mang dấu ấn văn hóa truyền thống đặc trưng của các dân tộc vùng Nam bộ xưa. Tỉnh Vĩnh Long xác định, đây là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế du lịch.
Tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng. Trong đó, các làng nghề truyền thống là một trong những yếu tố góp phần làm nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa bảo tồn văn hóa mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch làng nghề.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 (Chương trình OCOP Lâm Đồng).
Ẩm thực -
Đào Quỳnh Anh -
16:28, 28/01/2022 Bên cạnh sắc thắm của đào hay sắc vàng của mai trong ngày Tết cổ truyền, không thể không kể đến hương vị bánh chưng trong từng mâm cơm gia đình Việt dịp này. Ngay giữa lòng Thủ đô, làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) hiện nay cũng đang ngày đêm đỏ lửa để cho ra những mẻ bánh chưng phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nguyên liệu là lá rừng, các vị thuốc Bắc cùng với bột gạo… nhưng đồng bào Thái đã tạo ra thứ rượu men lá độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình. Trong cái lạnh miền sơn cước, nhấp bát rượu men lá thơm nồng, ngọt hậu mà chếnh choáng men say vị núi rừng...
Hiện nay, Thanh Hóa có 36 nghề với 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được công nhận. Những nghề, làng nghề truyền thống chính là nơi lưu giữ nhiều giá trị truyền thống văn hóa dân tộc…
Những năm qua, việc duy trì và phát triển làng nghề truyền thống được huyện Triệu Phong (Quảng Trị) quan tâm thực hiện hiệu quả. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hưởng ứng sự kiện Hội nghị Văn hóa tỉnh Bắc Ninh năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Liên hoan Du lịch Ẩm thực - Làng nghề Bắc Ninh. Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 26/10, tại khu vực khuôn viên Thư viện tỉnh.
Kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cũng là lúc làng nghề mây tre đan ở thôn Phú Quý, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tất bật thu gom nguyên liệu cho vụ sản xuất mới.
Nghề thủ công truyền thống của đồng bào DTTS ở nước ta là một trong những di sản văn hóa quý báu, được hình thành, phát triển và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Nghề truyền thống của các DTTS không chỉ giữ vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo vùng DTTS, miền núi mà còn chứng tỏ sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Nghề truyền thống và sản phẩm từ nghề truyền thống của các DTTS là một thế mạnh trong ngành công nghiệp không khói.